Mẹ tôi bị ngứa, trầy xước hết da do gãi quá nhiều. Nay những chỗ trầy xước bị thâm, tím, vết thương lan rộng hơn đi khám bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi mắc bệnh tiểu đường, đường huyết lên gần 15mmol/l. Xin hỏi chuyên gia giờ mẹ tôi nên đều trị thế nào?

Chào bạn,

Mẹ bạn khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường chỉ số đường huyết đã rất cao, kèm theo có sự xuất hiện của nhiều biến chứng phối hợp gây ngứa và làm chậm lành vết thương.

Do đó, mục tiêu trong việc điều trị trước mắt là đưa giá trị đường huyết về ngưỡng thấp hơn. Tuy nhiên thấp hơn bao nhiêu thì cần có sự theo dõi và điều chỉnh liều thuốc bởi bác sĩ. Vì cơ thể mẹ bạn đã thích nghi với giá trị đường huyết cao, nếu đưa ngay về giá trị bình thường (dưới 7mmol/l) mẹ bạn có thể gặp phải biến chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Vì vậy mẹ bạn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ về việc dùng thuốc, đồng thời kết hợp thêm chế độ ăn. Mẹ bạn nên hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất bột, đường ở trong gạo, khoai tây, bánh mì trắng, các loại bánh kẹo, đường, sữa ngọt... Vì chỉ số đường huyết của mẹ đang khá cao, mẹ bạn không nên tiến hành tập luyện ngay bởi có thể làm nặng thêm triệu chứng của bệnh. Mẹ bạn chỉ nên tập luyện khi chỉ số đường huyết đã về giá trị ổn định hơn.

Cùng với những giải pháp ở trên, do mẹ bạn đang bị biến chứng tiểu đường làm da khô ngứa, và nhiễm trùng làm vết thương lâu lành nên mẹ bạn có thể cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc điều trị nấm men để làm giảm ngứa da. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, bởi căn nguyên gây biến chứng là do đường huyết tăng cao kích hoạt stress oxy hóa và viêm mạn tính ở người bệnh tiểu đường. Do đó, để cải thiện cũng như phòng ngừa nguy cơ xuất hiện mới, mẹ bạn nên tham khảo sử dụng thêm những giải pháp hỗ trợ có chứa các thành phần như Mạch môn giúp chống viêm, bảo vệ thận; Câu kỷ tử, Nhàu, Alpha lipoic acid giúp làm giảm stress oxy hóa hay Hoài sơn giúp ổn định chỉ số đường huyết tự nhiên, bền vững.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Bình luận