Tôi bị bệnh tiểu đường type 2, vừa rồi đi khám bệnh vừa phát hiện mắc thêm bệnh gout. Vậy giờ tôi nên ăn uống thế nào?

Chào bạn,

Tiểu đường và bệnh gout có mối liên quan mật thiết đến nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và ngược lại. Những người bị bệnh gout và tiểu đường nên tránh những thức ăn có thể ảnh hưởng đến nồng độ acid uric và insulin trong cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống được đề nghị cho nhóm này tập trung vào việc làm giảm cả acid uric và lượng đường trong máu.

Thực phẩm cần tránh

- Tránh thức ăn giàu purin (tránh làm tăng acid uric) như cá thu, cá cơm, phủ tạng động vật, đậu khô, đậu Hà Lan, thực phẩm đóng hộp, mỳ ăn liền, rượu vang và bia.

- Tránh thức ăn giàu fructose. Fructose là một loại đường đơn tìm thấy nhiều trong nhiều loại hoa quả và thực phẩm. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu fructose làm tăng đường huyết và tạo ra nhiều acid uric trong quá trình chuyển hóa. Những thực phẩm giàu fructose cần tránh là táo, chuối, lê, măng tây, hành tây, nho khô, cà chua, bông cải xanh, bắp cải, nước trái cây, nước uống có gas, socola, bánh ngọt.

- Tránh uống rượu. Rượu và thức uống có cồn ngăn chặn quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, không tốt cho người mắc bệnh gout.

Thực phẩm nên ăn

- Ăn  nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ làm giảm sự hấp thu acid uric trong máu, làm giảm hấp thu cholesterol tại đường tiêu hóa.Từ đó làm hạn chế biến chứng của tiểu đường. Những thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên ăn gồm dứa, yến mạch, lúa mạch, dưa chuột, cà rốt, cần tây. Lượng tiêu thụ hàng ngày lý tưởng nhất là 21 gam.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu anthocyanins. Anthocyanins ngăn ngừa sự kết tinh của axit uric ở các khớp, đồng thời có tác dụng hạ đường huyết. Những thực phẩm giàu anthocyanins là cà tím, việt quất, mận, quả lựu, quả đào và anh đào.

- Ăn các thực phẩm giàu omega 3. Axit béo omega-3 có thể giúp giảm sự đề kháng insulin, do đó làm giảm nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường týp 2. Liều đề nghị cho axit béo omega-3 không quá 3 gam/ngày. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 là cá mòi, cá hồi, đậu nành, hạt lanh, óc chó, đậu hũ, tôm.

Thay đổi thói quen ăn uống:

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tốt nhất nên ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ/ngày

- Ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng trong thức ăn. Thông thường người tiểu đường nên ăn: 45 – 65 % calo  từ Carbohydrate, 25 – 35 % calo từ chất béo, 12 – 20 % calo từ protein.

- Tránh bỏ bữa ăn nhằm tránh hiện tượng hạ đường huyết

- Ăn các bữa ăn chính và bữa ăn phụ vào cùng một thời điểm mỗi ngày để cơ thể hình thành thói quen về tiêu thụ glucose từ thực phẩm. Điều này giúp ngăn ngừa đường huyết quá cao hoặc quá thấp ở thời điểm trước và sau bữa ăn.

Bên cạnh chế độ ăn uống, để phòng tránh biến chứng tiểu đường, ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững bạn cũng nên dùng sớm những sản phẩm từ thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, …kết hợp với vận động thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bình luận