Năm 1995, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã chính thức đưa Glimepiride (tên thương mại là Amaryl) vào danh sách các thuốc thiết yếu điều trị bệnh tiểu đường type 2. Kể từ đó đến nay, Glimepiride dường như đang lấn át các thuốc cũ trong nhóm sulfonylurea bởi tính hiệu quả, an toàn, ít gây tác dụng phụ hạ đường huyết, tăng cân và giảm thiểu biến cố trên tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Glimepiride mang lại lợi ích gì cho người bệnh tiểu đường?

Như tất cả các thuốc khác trong nhóm sulfonylurea, Glimepiride được chỉ định cho người bệnh tiểu đường type 2 cùng với chế độ ăn uống và tập luyện. Thuốc có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các nhóm thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

Glimepiride có tác dụng làm giảm đường máu bằng cách kích thích tuyến tụy tăng sản sinh insulin (hormon đưa đường từ máu vào tế bào) và giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thuốc này chỉ có tác dụng hạ đường huyết ở những người bệnh vẫn còn có khả năng sản xuất insulin. Do đó, Glimepiride không được chỉ định ở người bệnh tiểu đường type 1 (mất khả năng sản xuất insulin), hoặc người đã cắt tụy.

Ngoài Amaryl, Glimepiride còn được tìm thấy dưới nhiều tên thương mại khác nhau như: Glimid, Glimvaz, Glimetoz, Limper, Perglim....

Glimepiride (Amaryl) giúp kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin
Glimepiride (Amaryl) giúp kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin

Những ai không nên sử dụng thuốc Glimepiride?

Không nên sử dụng Glimepiride cho những người dị ứng với các thành phần của thuốc và các thuốc trong nhóm sulfonylurea. Các đối tượng bị bệnh tiểu đường type 2 đang gặp biến chứng tiền hôn mê, hôn mê, nhiễm toan ceton, người suy thận, suy gan nặng, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thay vì dùng Glimepiride nên chuyển sang tiêm insulin.

Cách sử dụng Glimepiride an toàn, hiệu quả?

Glimepiride được sử dụng theo đường uống, người bệnh nên uống duy nhất một lần trong ngày vào bữa ăn sáng hoặc ăn trưa.

Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Nếu cần được giải thích, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc dược sĩ bán thuốc. Hoặc là để nhanh nhất, bạn có thể liên hệ ngay đến chuyên gia của chúng tôi theo hotline: 0981.238.219 để được hướng dẫn chi tiết.

Liều bắt đầu của Glimepiride thường ở giá trị thấp nhất mà vẫn đảm bảo được khả năng kiểm soát đường huyết trong phạm vi mục tiêu. Sau đó, tùy thuộc vào kết quả điều trị, bác sĩ có thể tăng dần liều sau 1-2 tuần nhưng không được quá 8mg/ngày.

Glimepiride có khả năng kiểm soát nồng độ đường trong máu nhưng không thể chữa khỏi bệnh tiểu đường, do đó, người bệnh không nên dừng thuốc kể cả khi đường huyết đã được kiểm soát tốt mà chưa có ý kiến của bác sĩ.

Không nên sử dụng rượu trong thời gian dùng Glimepiride, bởi rượu có thể làm thay đổi nồng độ đường trong máu, cũng như làm tăng tác dụng phụ của Glimepiride. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đỏ bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau ngực, suy nhược, nhìn mờ, rối loạn tâm thần, mồ hôi, nghẹt thở, khó thở, bồn chồn...

Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khi sử dụng Glimepiride, bởi thuốc làm da nhạy cảm hơn dưới ánh sáng. Người bệnh nên mặc quần áo chống nắng, sử dụng kính mát và bôi kem chống nắng nếu phải lao động ngoài trời.

Cách xử trí khi bị quên liều Glimepiride?

Tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về tình huống chẳng may quên một liều Glimepiride, khi đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cách xử trí. Một nguyên tắc chung là, người bệnh nên sử dụng ngay sau khi nhớ ra. Nếu liều thuốc đã gần với thời gian uống liều tiếp theo, người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên này và sử dụng thuốc như bình thường. Không được gấp đôi liều vì sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ hạ đường huyết.
Cách xử trí khi bị quên liều

Khi quên uống Glimepiride, người bệnh tiểu đường không được uống bù gấp đôi liều

Các tác dụng bất lợi khi sử dụng Glimepiride?

Tuy ít gặp hơn các nhóm thuốc khác trong nhóm sulfonylurea, nhưng Glimepiride cũng có thể gây hạ đường huyết, làm người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, đói cồn cào, choáng váng, tâm trạng lâng lâng, tay chân run rẩy, vã mồ hôi... Khi gặp phải tình huống này, người bệnh nên ăn ngay một viên kẹo ngọt, uống một cốc nước ép hoa quả, ăn một chén cơm... Sau đó hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn các bước tiếp theo.

Một số các tác dụng phụ khác khi dùng Glimepiride có thể xuất hiện như chóng mặt, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Hiếm gặp có thể gây tổn thương chức năng gan khi sử dụng dài ngày, khi đó người bệnh có thể thấy vàng da hoặc vàng củng mạc mắt, phân có màu sáng, nước tiểu sẫm màu, đau ở phần bụng trên bên phải, tiêu chảy...

Ngoài ra, Glimepiride cũng tương tự các thuốc tiểu đường khác là có thể gây tình trạng nhờn thuốc khi sử dụng kéo dài, buộc người bệnh phải tăng liều, kết hợp với các thuốc uống khác hoặc chuyển sang tiêm insulin. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và vận động khoa học.

Sử dụng thảo dược cũng là giải pháp hiệu quả giúp người bệnh giảm phụ thuộc vào thuốc tây y cũng như hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc tây. Thảo dược hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết từ từ nhưng an toàn, không gây hạ đường huyết quá mức, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày. Một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn... còn được nhiều chuyên gia đánh giá cao, ngoài tác dụng hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết còn hỗ trợ cải thiện nhiều biến chứng của tiểu đường như tê bì chân tay, mờ mắt, tiểu nhiều, da khô ngứa ngáy...

Xem thêm: 2 bài thuốc nam trị tiểu đường đơn giản nhưng hiệu quả cao bất ngờ

Tương tác giữa Glimepiride và các nhóm thuốc khác

Nhiều loại thuốc khi sử dụng cùng Glimepiride có thể gây ra các tác dụng bất lợi trong việc kiểm soát đường huyết. Do đó, người bệnh nên hỏi trước bác sĩ xem những thuốc đang sử dụng có tương tác với Glimepiride không, nếu có thì cần lưu ý những gì.

Thuốc làm giảm mỡ máu Colesevelam có thể làm giảm hấp thu Glimepiride, nên gây ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát đường huyết. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần dùng cách hai loại thuốc này ít nhất 4 giờ.

Những thuốc làm giảm tác dụng của Glimepiride bao gồm: corticoit (prednisolon), thuốc nội tiết tố (estrogen, progesterol, thuốc tránh thai), thuốc lợi tiểu (furosemia, thiazid)… Ngược lại, các thuốc làm tăng tác dụng của Glimepiride, làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc chống đông, kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2, thuốc chống viêm (ibufrofen, aspirin)… người bệnh cần thận trọng khi phối hợp.

Với người bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc hạ đường huyết Glimepiride gần như là suốt đời. Do đó, để giảm thiểu những sự cố có thể xảy ra, cũng như tăng hiệu quả điều trị, người bệnh luôn luôn phải ghi nhớ dùng thuốc theo hướng dẫn, kết hợp với một chế độ ăn khoa học và tập luyện thường xuyên.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn:

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a696016.html
http://www.everydayhealth.com/drugs/glimepiride
BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận