Người tiểu đường dễ bị các bệnh răng miệng do đường máu tăng cao dẫn đến những tổn thương vi mạch, gây nhiễm trùng răng miệng.

Một điều dễ nhận thấy là sau một thời gian mắc bệnh, người bệnh đái tháo đường rất dễ bị rụng răng. 

Nguyên nhân bị bệnh răng miệng ở người tiểu đường

- Đường máu cao tạo điều kiện cho nhiễm trùng răng miệng.

- Tổn thương vi mạch ở lợi dẫn đến lung lay răng và rụng.

- Ở Việt Nam, người bình thường cũng như người bị tiểu đường vẫn chưa thực sự quan tâm chăm sóc răng miệng một cách thích đáng.

Bảo vệ răng cho người bệnh tiểu đường

Bảo vệ răng cho người bệnh tiểu đường

Một số tổn thương răng - miệng thường gặp ở người bệnh tiểu đường

- Viêm lợi: viêm tấy đỏ, đau và dễ chảy máu.

- Viêm quanh chân răng: viêm đau răng, lung lay răng và có thể rụng.

- Sâu răng: nếu không điều trị tốt rất dễ dẫn đến viêm mủ chân răng, làm sưng tấy hàm mặt

- Cao răng: là mảng lắng đọng chất vôi ở chân răng tạo điều kiện cho các tổn thương trên xuất hiện.

Muốn bảo vệ răng miệng cần phải

- Đánh răng kỹ sau mỗi bữa ăn kể cả khi viêm lợi chảy máu. Nguyên tắc 3 x 3 = đánh răng 3 lần/ngày, mỗi lần 3 phút.

- Khám bác sĩ răng thường xuyên 1 - 2 lần/năm, ngay cả khi không có biểu hiện gì.

- Khám bác sĩ răng khi đường máu tăng cao không rõ lý do (nhiễm trùng răng kín đáo).

- Khi không ăn được thức ăn rắn vì đau răng: phải ăn thay bằng thức ăn lỏng để tránh hạ đường huyết.

- Khi đau răng cần phải xét nghiệm thường xuyên đường máu, đường niệu ceton niệu.

- Nếu cần nhổ răng nên nhổ vào sáng sớm để ít làm ảnh hưởng đến điều trị thường ngày.

Ths, Bs Nguyễn Huy Cường - BV Nội tiết TW

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận