“Sau 10 năm mắc bệnh tiểu đường, duy trì đường huyết ở mức 7.5 – 8 mmol/l, bác sĩ nói rằng đã ổn, nhưng chỉ 2 tháng trước tôi đã phải tháo khớp bàn chân do biến chứng tiểu đường. Bản thân cứ nghĩ đường huyết tốt là không bị biến chứng. Giờ tôi mới biết mình đã quá chủ quan”.

Đó là tâm sự của không chỉ một mà rất nhiều người bệnh tiểu đường khác. Họ đều có chung thắc mắc tại sao đường huyết ổn định biến chứng vẫn xuất hiện? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.

Đường huyết là gì? Bệnh tiểu đường là gì?

Khi chúng ta ăn carbohydrat (tinh bột, đường) cơ thể sẽ tiêu hóa chuyển thành glucose – một loại đường đơn giản có thể dễ dàng chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đường glucose từ hệ thống tiêu hóa sẽ được đưa trực tiếp vào máu sau khi thức ăn được tiêu hóa và vận chuyển đi khắp cơ thể. Đường huyết (đường máu) chính là nồng độ glucose trong máu.

Mức đường huyết thay đổi trong suốt cả ngày. Đường huyết thường tăng cao sau ăn và giảm dần sau đó 1 giờ. Đường huyết thường ở ngưỡng thấp nhất vào trước bữa ăn đầu tiên trong ngày (bữa sáng). Khi đường huyết thay đổi, cơ thể có những cơ chế điều chỉnh lượng đường trong máu ở ngưỡng ổn định không quá cao hoặc quá thấp.

Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể nhưng glucose chỉ có thể đi vào tế bào nếu có insulin (hormon do tuyến tụy tiết ra để vận chuyển glucose vào tế bào). Không có insulin hoặc không đáp ứng với insulin, các tế bào sẽ “chết đói”. Lúc này, glucose không đi vào được tế bào mà tích tụ lại trong máu khiến cho đường huyết tăng cao.

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là bệnh mãn tính đặc trưng bởi tình trạng đường huyết luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường và nhiều rối loạn chuyển hóa khác. Vì vậy, điều trị tiểu đường cần giữ đường huyết ở phạm vi ổn định cho phép. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà mỗi người tiểu đường sẽ có ngưỡng đường huyết mục tiêu khác nhau (cá nhân hóa điều trị). Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đường huyết mục tiêu ở người mắc tiểu đường nên ở mức 70 – 130 mg/dl (lúc đói) và < 180 mg/dl (2h sau ăn).

 Tieu-duong-dai-thao-duong-dac-trung-boi-tinh-trang-duong-huyet-tang-cao-hon-binh-thuong

Tiểu đường (đái tháo đường) đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao hơn bình thường

Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Biến chứng tiểu đường gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể và sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt những người tiểu đường:

- Có nguy cơ bị đau tim hoặc mắc các bệnh tim mạch gấp 2 – 4 lần.

- Nguy cơ bị đột quỵ gấp 2 – 4 lần

- Chiếm đến hơn 60% tổng số ca phẫu thuật cắt bỏ chi dưới không liên quan đến chấn thương.

- Tuổi thọ bị giảm sút.

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2010 của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ: Trong 10 năm đầu tiên sau khi chẩn đoán, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người tiểu đường là do biến chứng cấp tính, nhưng trong thời gian 10 năm tiếp theo, nguyên nhân tử vong do biến chứng mãn tính như biến chứng tim mạch, thận hoặc nhiễm trùng,... lại chiếm tỷ lệ lớn.

Biến chứng tiểu đường, đặc biệt là những biến chứng mãn tính thường diễn tiến trong thời gian kéo dài, khó nhận biết và đang hàng ngày tàn phá cơ thể của người bệnh. Vì vậy, phát hiện sớm biến chứng và có phương pháp điều trị kịp thời chính là những yếu tố quan trọng giúp cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. 

Vì sao đường huyết ổn định nhưng biến chứng vẫn xuất hiện?

Biến chứng tiểu đường là điều mà hầu hết người bệnh không thể tránh khỏi bởi nó diễn tiến âm thầm trong nhiều năm mà chúng ta không nhận biết được. Nhưng có rất nhiều người bệnh hiện chỉ quan tâm đến việc hạ đường huyết mà ít chú ý đến việc kiểm soát biến chứng tiểu đường.

Nhiều chuyên gia cho biết khoảng 40 – 50% các biến chứng tiểu đường xuất hiện từ nguyên nhân đường huyết không ổn định và phần còn lại xuất phát từ các yếu tố như lối sống, di truyền, stress oxy hóa sinh ra trong quá trình chuyển hóa, các bệnh khác mắc kèm,... Bởi vậy, chỉ hạ đường huyết thôi là chưa đủ vì đường huyết ổn định nhưng biến chứng vẫn có thể xuất hiện.

 Duong-huyet-on-dinh-nhung-bien-chung-tieu-duong-van-co-the-xuat-hien

Đường huyết ổn định nhưng biến chứng tiểu đường vẫn có thể xuất hiện

Nguyên nhân tại sao đường huyết ổn định nhưng vẫn mắc biến chứng?

Ước tính có khoảng một nửa số người tiểu đường có chỉ số HbA1c > 7.0%. Từ 33 – 49% bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị về kiểm soát đường huyết, huyết áp, mức cholesterol máu và chỉ có khoảng 14% trường hợp đạt được mục tiêu cho cả 3 chỉ số trên.

Khi đường huyết không kiểm soát tốt và HbA1c cao (>8%) thì chắc chắn nguy cơ gặp phải biến chứng sẽ cao hơn. Nhưng không phải tất cả các trường hợp mắc biến chứng tiểu đường đều phụ thuộc vào việc kiểm soát đường huyết, mà nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường (biến chứng mãn tính) còn là do yếu tố di truyền, lối sống không lành mạnh, các bệnh mắc kèm. Đặc biệt ở những người bệnh nhân tiểu đường bị cả cao huyết áp, rối loạn mỡ máu,...

Giải pháp toàn diện cho biến chứng tiểu đường

Mặc dù, bệnh tiểu đường gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe và biến chứng tiểu đường là vấn đề mà người bệnh luôn phải đối mặt. Vì thế, hiện nay điều trị tiểu đường không chỉ là kiểm soát đường huyết mà còn phải điều trị tốt các rối loạn chuyển hóa, giảm stress oxy hóa và các nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạch máu, thần kinh.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ để giảm cân mà còn đóng vai trò như một trong những phương pháp điều trị tiểu đường, giảm tác động của biến chứng tiểu đường. Tập thể dục giúp cải thiện việc kiểm soát glucose trong máu (đặc biệt ở người tiểu đường type 2), giảm biến chứng trên tim mạch, giảm cân và cải thiện sức khỏe.  

Các bài tập thể lực đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện chức năng cơ. Các bài tập từ nhẹ đến vừa có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của biến chứng thần kinh ngoại vi, tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào.

Tùy theo từng điều kiện và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà có thể lựa chọn được phương pháp tập luyện phù hợp. Mỗi người tiểu đường cần dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho những bài tập nhẹ đến vừa hoặc 90 phút mỗi tuần cho những hoạt động thể lực mạnh.

Kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm

Nhiều người tiểu đường chỉ quan tâm đến việc kiểm soát đường huyết mà bỏ qua nhiều vấn đề khác về sức khỏe, điều này khiến cho biến chứng tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt ở những người béo phì, tăng cân quá mức, người có vòng bụng lớn, người mắc rối loạn mỡ máu, huyết áp cao,...

Một số biến chứng có thể nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta và thường có liên quan đến di truyền hoặc yếu tố cơ địa, vì thế người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tuân thủ điều trị để

Giải pháp hỗ trợ kiểm soát biến chứng tiểu đường

Ngoài thuốc điều trị và chế độ ăn uống, luyện tập thì các sản phẩm chứa những hoạt chất sinh học tự nhiên được chiết xuất từ quả Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, tạo ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, để làm giảm viêm, chống lại stress oxy hóa, từ đó ngăn chặn và cải thiện hiệu quả biến chứng tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh,...

Khi tiểu đường đã là một phần của cuộc sống và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta thì cần chủ động điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường ngay từ giai đoạn sớm để sống khỏe mạnh hơn với căn bệnh này.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

https://www.diabetesdaily.com/blog/diabetic-complications-why-blood-sugar-management-isnt-everything-437583/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/249413.php

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận