Triệu chứng bệnh tiểu đường không giống nhau ở tất cả mọi người, có nhiều người mắc tiểu đường nhưng các triệu chứng rất kín đáo, dễ nhầm tưởng là bệnh khác; nhiều người lại không hề có biểu hiện bất thường nào. Chính hiện tượng này đã làm cho 50% người đã bị bệnh tiểu đường type 2 nhưng không hề hay biết, không ý thức được tình trạng bệnh, và không được điều trị kịp thời, dẫn đến những hệ lụy sức khỏe về sau.

Hãy nhận biết sớm bệnh tiểu đường qua những triệu chứng dưới đây.

 

Khát nước nhiều – triệu chứng bệnh tiểu đường kinh điển

“4 nhiều” - triệu chứng bệnh tiểu đường phổ biến nhất

Đây là những triệu chứng điển hình nhất của bệnh, liên quan đến hiện tượng tăng đường huyết, bao gồm:

Tiểu nhiều

Rối loạn chuyển hóa đường làm cho thận không đủ khả năng tái hấp thu glucose trở lại máu, thay vào đó là một lượng lớn đường phải đào thải qua thận. Thận sẽ lấy nước từ máu để làm loãng lượng glucose sau đó mới thải trừ qua nước tiểu, do đó người bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu đường xuyên hơn.

Khát nước nhiều

Do người bệnh tiểu đường đi tiểu nhiều hơn bình thường nên việc bổ sung thêm lượng chất lỏng đã bị mất đi là điều dễ hiểu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường thường có nhiều cơn khát nước hơn và uống nước nhiều trong ngày, dù thời tiết không quá nóng và họ cũng không trải qua vận động mạnh trước đó.

Ăn nhiều, đói nhiều hơn bình thường

Do ln-sulin không đủ hoặc vì lý do nào đó mà nó không giúp vận chuyển được đường vào tế bào, nên các cơ quan không có năng lượng hoạt động. Cơ thể phản ứng bằng cách kích thích sự thèm ăn, làm người bệnh có cảm giác đói hơn, ăn nhiều hơn bình thường.

Gầy sút cân nhiều

Khi cơ thể không đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho các cơ quan hoạt động, thì nó sẽ tìm ra nguồn năng lượng khác thay thế, đó chính là chuyển hóa protein từ mô cơ và lipid từ mô mỡ thành năng lượng, dẫn đến việc giảm cân đột ngột ở người bệnh. Người tiểu đường có thể bị sút cân nhanh chóng không rõ nguyên do dù chế độ ăn uống vẫn đầy đủ. Trong vòng từ 1 - 2 tuần, họ có thể giảm từ 5 - 10kg liên tục. Tình trạng sút cân đột ngột thường thấy rõ nhất ở người bệnh tiểu đường type 1. Một số ít người bệnh tiểu đường không bị sụt cân mà thay vào đó là tăng cân không rõ nguyên nhân, chủ yếu do tình trạng ăn uống nhiều hơn so với bình thường.

Bạn đang gặp các dấu hiệu trên và nghi ngờ đó là bệnh tiểu đường? Bạn cần hỗ trợ để có được phương pháp điều trị tốt nhất? Hãy gọi ngay đến chuyên gia theo số điện thoại sau:

Thiết kế chưa có tên (2).png

Những triệu chứng bệnh tiểu đường khác bạn có thể bỏ qua

Đôi khi người bệnh ở giai đoạn tiền tiểu đường và mức đường huyết chưa tăng quá cao thì những triệu chứng của bệnh tiểu đường thuộc nhóm “4 nhiều” xuất hiện chưa rõ rệt, nhưng nếu bạn có những biểu hiện sau đây, hãy đi kiểm tra đường máu ngay:

Mệt mỏi vô cơ – một triệu chứng của bệnh tiểu đường

Mệt mỏi không lý do

Do insulin không làm trong nhiệm vụ chuyển hóa đường glucose thành năng lượng cho tế bào hoạt động, trong đó có não bộ, cơ bắp nên người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi vô cớ, thiếu tập trung và hay quên.

Cáu gắt

Do cơ thể mệt mỏi, uể oải, kết hợp với tình trạng thiếu năng lượng, người bệnh có xu hướng cáu gắt và tâm lý không được tốt, hay cáu gắt, và dễ rơi vào trạng thái trầm uất, bi quan ở giai đoạn sau.

Nhìn mờ - sớm là triệu chứng tiểu đường, muộn là biến chứng

Ở giai đoạn đầu khi đường huyết mới tăng cao, người bệnh có cảm giác nhìn mờ, nhìn đôi hoặc nhìn méo, giảm thị lực trung tâm của mắt. Nguyên nhân là do lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt, dẫn đến thay đổi độ khúc xạ mắt. Khi lượng đường trong máu về bình thường thì các triệu chứng này sẽ sớm biến mất.

Nhưng nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài, đường huyết vẫn không trong tầm kiểm soát thì ngoài việc tổn thương võng mạc, các vi mạch nuôi dưỡng mắt sẽ bị phá hủy dần, tình trạng tổn thương ngày càng nặng, mắt tổn thương vĩnh viễn, gây mù lòa.

Xem thêm: CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Vết thương lâu lành

Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài đã sản sinh các chất độc hại, làm phá hủy mạch máu, làm máu khó lưu thông đén các vùng của cơ thể để chữa lành vết thương. Cho nên những vết nhiễm trùng, vết bầm tím hoặc chảy máu ở người bị tiểu đường sẽ rất lâu lành.

Nhiễm nấm da hoặc nấm men âm đạo – triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở nữ giới

Môi trường đường cao là lý tưởng cho sự phát triển của các vi khuẩn, vi nấm trên bề mặt da hoặc hốc tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt có sự giảm miễn dịch ở người tiểu đường nên rất nhạy cảm với bệnh nhiễm trùng, phụ nữ thường dễ bị nhiễm trùng đường niệu và âm đạo.

Viêm nướu răng, rụng răng

Lượng đường tăng cao trong nước bọt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển, kết hợp với tình trạng tổn thương mạch máu nuôi dưỡng chân răng, làm cho người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng răng lợi, viêm nướu, bệnh nha chu, thậm chí rụng răng sau một cái hắt hơi (bệnh tiểu đường ở giai đoạn nặng).

 

Ngứa da là một trong những triệu chứng tiểu đường

Tê bì chân tay, ngứa da

Cảm giác như kiến bò trên da, tê bì, chuột rút về đêm, khô ngứa da… đều là những dấu hiệu dễ gặp ở người mắc tiền tiểu đường (giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường). Nguyên nhân là do tổn thương hệ thống dây thần kinh ngoại biên khi đường huyết tăng cao kéo dài.

Rối loạn chức năng tình dục – triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở nam giới

Nếu bạn trên 50 tuổi và bị rối loạn cương, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường?

Các triệu chứng bệnh tiểu đường nêu trên chỉ là tương đối, còn để phát hiện chính xác bệnh, bạn sẽ được lấy máu xét nghiệm nồng độ glucose máu và chỉ số đánh giá đường máu trong vòng 3 tháng Hba1c. Hiện nay bạn có thể tới bất kỳ chuyên khoa nội tiết của bệnh viện tuyến tỉnh nào trở lên để đo đường máu, nhưng lưu ý trước khi đi khám nên nhịn đói 8 tiếng qua đêm để kết quả được chính xác nhất.

Triệu chứng bệnh tiểu đường rất đa dạng, xảy ra ở hầu hết các cơ quan, vì vậy nếu có từ 3 dấu hiệu trở lên cùng với sự bất thường về thể trạng, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán xác định tiểu đường và được điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

 

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/info/diabetes/diabetessymptoms.php

Thông tin đến bạn:

Khi bị tiểu đường, quá trình điều trị cần có sự phối hợp đồng bộ của các giải pháp: Chế độ ăn uống, vận động và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc sử dụng sớm thảo dược hỗ trợ cũng được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả.

Ra đời từ 2008 với sự phối hợp của 04 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường trở thành một lựa chọn đáng tin cậy cho người bệnh tiểu đường cả nước. 

Sản phẩm có mặt tại nhiều nhà thuốc lớn nhỏ. Hiệu quả khẳng định qua gần 15 năm có mặt trên thị trường với các công dụng chính:

  • Hỗ trợ hạ đường huyết và ổn định chỉ số đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
  • Hỗ trợ giảm cholesterol máu

1.png

Thiết kế chưa có tên (2).png

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận