Thuốc Janumet (sitagliptin, metformin) được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường type 2 để kiểm soát lượng đường trong máu. Thông tin về cách dùng thuốc Janumet (sitagliptin, metformin), liều dùng và các lưu ý để kiểm soát đường máu an toàn, hiệu quả đều có tại bài viết này.

Janumet là thuốc tiểu đường phối hợp hai thành phần: Sitagliptin và Metformin

Janumet là thuốc tiểu đường phối hợp hai thành phần: Sitagliptin và Metformin

Janumet là thuốc gì?

Janumet là thuốc điều trị tiểu đường type 2 gồm hai hoạt chất chính là Sitagliptin và Metformin. Thuốc được sản xuất bởi công ty Merck Sharp & Dohme (MSD) - Mỹ. Janumet (sitagliptin, metformin) được chỉ định kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện để kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường type 2 trên 18 tuổi. 

Cơ chế giảm đường huyết của Janumet là sự bổ trợ lẫn nhau của hai thành phần hoạt chất, cụ thể như sau:

  • Metformin (nhóm thuốc Biguanides) giúp giảm sản xuất đường trong gan, giảm hấp thụ đường tại ruột, giúp cơ thể sử dụng đường đúng cách hơn.
  • Sitagliptin (nhóm thuốc ức chế DPP-4) kích thích tuyến tụy sản xuất ra nhiều insulin hơn sau khi ăn.

Hiện nay, thuốc Janumet có những dạng hàm lượng sau:

  • Janumet 50mg/500mg: Viên nén bao phim chứa 50mg sitagliptin + 500mg metformin.
  • Janumet 50mg/850mg: Viên nén bao phim chứa 50mg sitagliptin + 850mg metformin.
  • Janumet 50mg/1000mg: Viên nén bao phim chứa 50mg sitagliptin + 1000mg metformin.

Giá bán của thuốc Janumet thường không bị chênh lệch quá nhiều theo hàm lượng, dao động từ 11.000 – 12.000 đồng/viên. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi tùy vào chính sách kinh doanh của nhà thuốc.

Các hàm lượng của thuốc tiểu đường Janumet (sitagliptin, metformin) hiện nay

Các hàm lượng của thuốc tiểu đường Janumet (sitagliptin, metformin) hiện nay

Cách dùng thuốc Janumet (sitagliptin, metformin)

Thuốc tiểu đường Janumet thường được bắt đầu sử dụng với liều thấp nhất là 50/500mg, uống 1 viên x 2 lần/ ngày, uống ngay sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Liều dùng của Janumet sẽ được điều chỉnh dựa trên tình trạng bệnh và các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng. Cụ thể như sau: 

  • Đối với bệnh nhân không sử dụng Metformin: Bắt đầu với Janumet 50/500mg, sau đó sẽ được điều chỉnh liều phù hợp. Tối đa không quá 2000 mg Metformin/ngày.
  • Đối với người bệnh sử dụng Metformin đơn trị liệu không hiệu quả: Liều khởi đầu phụ thuộc vào hàm lượng Metformin bệnh nhân đang sử dụng tại thời điểm hiện tại. Ví dụ trước đó bạn đang sử dụng đơn trị liệu Metformin 1000mg, bạn sẽ được chuyển sang thuốc Janumet 50/1000mg.
  • Đối với người bệnh sử dụng Sitagliptin đơn trị liệu không hiệu quả: Khởi đầu với Janumet 50/500mg và tăng liều từ từ.
  • Đối với người đang sử dụng Sitagliptin và Metformin viên riêng: Bắt đầu với Janumet có liều lượng bằng liều lượng hai thành phần đang sử dụng.
  • Đối với người đang kết hợp 2 trong 3 thuốc (Sitagliptin, Metformin, Sulfonylureas) không hiệu quả: Xác định về mức đồ kiểm soát đường huyết, liều dùng hiện tại để lựa chọn được loại Janumet phù hợp.

Làm gì khi quên uống hoặc uống quá liều Janumet?

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quên hoặc uống quá liều Janumet. Khi gặp trường hợp này, người nhà và bệnh nhân có thể xử lý như sau:

Trường hợp quên liều: Uống ngay khi nhớ. Tuy nhiên, nếu sát với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng đúng liệu trình. Không uống gấp đôi liều trong cùng một lần uống.

Trường hợp quá liều: Nếu xuất hiện các triệu chứng như lạnh, khó chịu, buồn nôn, nôn dữ dội, sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân, đau bụng (nhiễm toan ceton), chuột rút, thở nhanh… nên báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Liên hệ ngay bác sĩ nếu có phản ứng nghiêm trọng khi quá liều Janumet

Liên hệ ngay bác sĩ nếu có phản ứng nghiêm trọng khi quá liều Janumet

Các tác dụng phụ của Janumet và cách xử trí

Các tác dụng phụ thường gặp của Janumet bao gồm:

  • Lượng đường trong máu thấp (dấu hiệu: đói, vã mồ hôi, hồi hộp, chân tay lạnh, nhịp tim nhanh, thường gặp nếu đang sử dụng cùng insulin hoặc một loại thuốc tiểu đường khác).
  • Đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu.
  • Các triệu chứng cảm lạnh như sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng.

Hầu hết các biểu hiện này sẽ tự cải thiện khi cơ thể quen dần với thuốc. Riêng tác dụng phụ hạ đường huyết, bạn cần xử trí ngay khi có biểu hiện bằng cách uống 1 cốc nước đường, nước hoa quả, sữa có đường, ăn 2 - 3 viên kẹo...

Một số tác dụng phụ hiếm gặp và nghiêm trọng khác mà bạn cần báo ngay cho bác sĩ của Janumet là:

  • Phản ứng dị ứng với Janumet (phát ban, khó thở, sưng tấy ở mặt hoặc cổ họng) hoặc phản ứng da nghiêm trọng (sốt, đau họng, bỏng rát trong mắt, đau da, đỏ hoặc tím phát ban da lan rộng và gây phồng rộp và bong tróc).
  • Viêm tụy: Triệu chứng là đau dữ dội ở vùng bụng trên lan ra sau lưng, buồn nôn và nôn, chán ăn hoặc nhịp tim nhanh.
  • Nhiễm acid lactic (nhiễm toan ceton): Mệt mỏi, nhìn mờ, ý thức mơ màng, buồn nôn và nôn, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây.

Cùng với việc sử dụng Janumet, người bệnh nếu kết hợp thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn sẽ kiểm soát tiểu đường dễ dàng hơn, hạn chế xảy ra các tác dụng không mong muốn. Bạn hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn kỹ hơn về giải pháp hiệu quả này nhé!

Lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường Janumet

Để Janumet giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau.

Tương tác của Janumet với các thuốc khác

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Metformin hoặc Sitagliptin, làm ảnh hưởng đến tác dụng kiểm soát đường huyết của Janumet hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic.

Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này khi được chỉ định điều trị đái tháo đường với Janumet:

  • Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, hen phế quản, các vấn đề dạ dày (Cimetidine), thuốc điều trị đau thắt ngực (Ranolazine), thuốc điều trị HIV/AIDS (Dolutegravir), ung thư tuyến giáp (Vandetanib), điều trị nhịp tim hoặc các vấn đề về nhịp tim (Digoxin), thuốc chống co giật, thuốc có chứa estrogen (ví dụ như thuốc tránh thai, thuốc thay thế hormone).
  • Thuốc giảm đau đau, chống viêm như Celecoxib, Ibuprofen.
  • Các loại thuốc tiểu đường khác.

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng Janumet

Nếu bạn thuộc những đối tượng sau đây, hãy thông báo cho bác sĩ để được theo dõi sát trong quá trình dùng thuốc:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc đã từng bị dị ứng với các thuốc khác trước đó.
  • Đang có các vấn đề về thận, tuyến tụy, sỏi mật, các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng
  • Đã từng có tiền sử nhiễm acid lactic, người nghiện rượu.
  • Chuẩn bị thực hiện chụp X-quang (dừng dùng thuốc Janumet tối thiểu trước 2 ngày khi chuẩn bị chụp).

Ngoài ra, thuốc tiểu đường Janumet (sitagliptin, metformin) chống chỉ định ở người dưới 18 tuổi, người bệnh đái tháo đường type 1, phụ nữ có thai và cho con bú.

Chế độ ăn, tập luyện khi dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc Janumet để điều trị, người bệnh đái tháo đường cũng cần kết hợp thêm về chế độ ăn uống khoa học và luyện tập để tăng hiệu quả của thuốc.

Về chế độ ăn uống, người bệnh cần hạn chế ăn các loại tinh bột nhanh, các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, hạn chế phủ tạng động vật, da gia cầm, lợn mỡ. Ngoài ra, cũng cần hạn chế dung nạp đường glucose ở những loại thực phẩm như bánh, kẹo, nước ngọt có gas...

Duy trì chế độ ăn lành mạnh khi điều trị đái tháo đường bằng Janumet

Duy trì chế độ ăn lành mạnh khi điều trị đái tháo đường bằng Janumet

Bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung đủ dinh dưỡng, đủ bữa, cố gắng ăn đúng giờ để cơ thể hình thành thói quen chuyển hóa đường tốt hơn. Cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tối đa 30 phút/ngày, mỗi tuần tối thiểu 5 ngày. Thay đổi thói quen sống khoa học hơn, không thức khuya, không nằm hay ngồi một chỗ sau khi ăn.

Kết hợp thuốc Janumet với sản phẩm thảo dược

Người bệnh đang sử dụng thuốc tiểu đường Janumet hoàn toàn có thể kết hợp với các sản phẩm từ thảo dược. Chúng có ưu điểm là tính an toàn cao, phù hợp sử dụng lâu dài.

Một số thảo dược tiêu biểu như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn đã được chứng minh giúp hỗ trợ đường huyết ổn định dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng nhờn thuốc, phải tăng liều thuốc điều trị hoặc chuyển sang tiêm. 

Sự kết hợp 4 thảo dược này còn có ưu điểm là giúp bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu và dây thần kinh, nhờ đó hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng tiểu đường. Trong khi đó kiểm soát biến chứng mới là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong điều trị đái tháo đường.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin về cách dùng và lưu ý khi sử dụng Janumet giúp điều trị tiểu đường hiệu quả, an toàn hơn. Mọi băn khoăn về thuốc tiểu đường Janumet (sitagliptin, metformin) nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung, bạn vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo hotline: 0981 238 219.

Tham khảo: medicines.org.uk, webmd.com, drugs.com

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận