Đái tháo đường có thể gây ra nhiều tổn thương tại mắt. Tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là bệnh võng mạc đái tháo đường. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh đái tháo đường bị mù lòa vĩnh viễn.

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều tổn thương tại mắt. Tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là bệnh võng mạc đái tháo đường. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh đái tháo đường bị mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh võng mạc đái tháo đường gây mù lòa như thế nào?

Tương tự các biến chứng khác, nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc đái tháo đường là do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài hoặc tăng giảm thất thường sẽ làm quá trình oxy hóa trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ và sinh ra rất nhiều các gốc tự do. Các gốc tự do này giống như những rác thải gây hủy hoại mạch máu tại võng mạc, khiến mạch máu bị phù nề và xuất huyết. Đồng thời gây thiếu máu nuôi võng mạc làm tăng sinh các tân mạch dẫn đến vỡ mạch và có thể gây chảy máu trong mắt. Nếu không điều trị sớm, bệnh võng mạc đái tháo đường có thể dẫn đến bong rách võng mạc và mù lòa vĩnh viễn.

Các giai đoạn của bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể chia làm 4 giai đoạn bao gồm:

Bệnh lý võng mạc nền

Đây là giai đoạn sớm của bệnh lý võng mạc do ĐTĐ với những tổn thương như phình mao mạch võng mạc, xuất huyết nhẹ, ứ đọng các chất tiết trong võng mạc, phù võng mạc.


Bệnh lý võng mạc nền do bệnh đái tháo đường

Bệnh lý giai đoạn này nếu chưa xâm phạm vào vùng hoàng điểm (trung tâm của võng mạc - nơi tập trung thị lực cao nhất của mắt) thì chưa gây giảm thị lực. Tuy nhiên bệnh nhân có thể cảm thấy các bất thường về thị giác như nhìn thấy các điểm đen trước mắt, hoặc cảm giác về màu sắc thay đổi...Cần theo dõi và điều trị khi có tiến triển xấu, ảnh hưởng đến chức năng thị giác.

Bệnh lý hoàng điểm do đái tháo đường

Giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy thị lực giảm rõ. Nguyên nhân do hoàng điểm bị phù, có khi tạo thành nang, hoặc kèm theo tổn thương thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ. Nếu được điều trị sớm bằng laser, người bệnh có thể phục hồi thị lực gần như hoàn toàn.

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh

Tổn thương ở võng mạc giai đoạn này gây nên bởi sự bất thường cung cấp máu cho võng mạc, dẫn đến các tổn thương thiếu máu cục bộ, xuất huyết, xuất tiết và phù võng mạc. Nếu các tổn thương này chưa xâm phạm đến vùng hoàng điểm thì bệnh nhân chưa nhận thấy giảm thị lực. Do vậy, mặc dù các tổn thương trên võng mạc đã khá nặng nề nhưng bệnh nhân vẫn chưa nhận biết thấy nên thường không đi khám và điều trị.

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh

Việc xuất huyết liên tục có thể khiến võng mạc bị thiếu ô-xy và thiếu máu. Tình trạng thiếu oxy kích thích tăng sinh các mạch máu mới để bù đắp sự thiếu hụt oxy của võng mạc.

Các mạch máu này được gọi là mạch máu mới có đặc điểm rất dễ vỡ. Khi vỡ thành mạch, máu có thể chảy vào võng mạc và dịch kính gây ra hiện tượng ruồi bay hay mạng nhện trước mắt, sau đó là giảm thị lực.

Trong giai đoạn trễ hơn các mạch máu bất thường và sẹo võng mạc tiếp tục phát triển có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như co kéo gây bong võng mạc dẫn đến mù lòa, hoặc gây nên thể bệnh tăng nhãn áp tân mạch - một hình thức đặc biệt nghiêm trọng của bệnh tăng nhãn áp, đau nhức trường diễn, cực kỳ khó điều trị.

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh 

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa các bệnh về mắt cũng như các biến chứng nguy hiểm khác của tiểu đường là phải thường xuyên kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng phải kiểm soát tốt được cao huyết áp hoặc cholesterol máu (nếu có) để giảm thiệt hại cho các mạch máu trong mắt.

Bệnh nhân cần định kỳ đi khám mắt, ngay cả khi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc suy giảm thị lực thì phải đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức để đánh giá độ tổn thương của mắt, đặc biệt là võng mạc.

Việc đánh giá mức độ tổn thương võng mạc sẽ được thực hiện bằng các phương pháp như soi đáy mắt, chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số, chụp mạch huỳnh quang võng mạc. Ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã có máy chụp kỹ thuật số cho độ phân giải cao tới 6.1 triệu điểm ảnh (Mega pixel) thậm chí không cần nhỏ dãn đồng tử, cho phép lưu ảnh trong máy tính. Nhờ phát hiện được chính xác các tổn thương trên võng mạc, việc ra chỉ định chụp mạch huỳnh quang, laser quang đông võng mạc có thể kịp thời bảo tồn thị lực cho bệnh nhân ĐTĐ.

Laser là phương pháp đầu tiên để điều trị bệnh lý võng mạc đái tháo đường. Laser không giúp lấy lại được thị lực hoàn toàn cho người bệnh nhưng laser có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiến triển. Điều trị bằng laser có thể được thực hiện vài lần, mỗi lần kéo dài khoảng 15 phút. Hiện nay một số bệnh viện đã trang bị máy laser màu với bước sóng 532nm, đây là loại laser mà mạch máy có thể hấp thu tới 90% năng lượng, làm tăng tác dụng điều trị của laser quang đông võng mạc.

Nhìn chung, bệnh võng mạc đái tháo đường có thể gây mù lòa. Tuy nhiên việc chủ động phòng ngừa sớm, khám mắt định kỳ sẽ giúp người bệnh giảm rủi ro này. Ngoài ra, để tăng hiệu quả phòng ngừa biến chứng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ từ Câu kỷ tử, Mạch Môn, Hoài Sơn… Nghiên cứu cho thấy, các thảo dược này có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ mạch máu tại võng mạc, nhờ đó giúp phòng ngừa biến chứng này hiệu quả.

DS. Minh Phương

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận