Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là một trong những phẫu thuật phổ biến trong điều trị các bệnh như sỏi túi mật, u túi mật, viêm túi mật… Và để ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, có những thông tin mà người bệnh cần hiểu rõ.

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là một trong những phẫu thuật phổ biến trong điều trị các bệnh như sỏi túi mật, u túi mật, viêm túi mật… Và để ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, có những thông tin mà người bệnh cần hiểu rõ.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là gì? Thực hiện như thế nào?

Cắt túi mật nội soi là phẫu thuật cắt túi mật thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi. Đây được xem là một trong những phẫu thuật tiêu hóa phổ biến và được đánh giá là khá an toàn.

Phẫu thuật cắt túi mật là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện bằng cách tạo ra khoảng 3 - 4 vết mổ rất nhỏ (khoảng 0.3 - 1 cm) trên thành bụng để đưa camera và các dụng cụ phẫu thuật vào. Sau khi tiến hành cắt xong, túi mật sẽ được cho vào giỏ và đưa ra ngoài qua vết mổ trên bụng.

Hiện nay, phẫu thuật này được thực hiện phổ biến do có nhiều ưu điểm nổi bật như: tính thẩm mỹ cao, ít chảy máu, người bệnh ít đau, hồi phục nhanh và thời gian nằm viện ngắn.

Cắt túi mật nội soi được áp dụng phổ biến trong điều trị sỏi túi mật

Cắt túi mật nội soi được áp dụng phổ biến trong điều trị sỏi túi mật

Khi nào cần phẫu thuật cắt túi mật?

Nguyên nhân chính dẫn đến việc phải phẫu thuật cắt túi mật là do sỏi túi mật gây biến chứng. Người bệnh thường được chỉ định cắt túi mật khi sỏi mật chiếm 2/3 diện tích túi mật, sỏi gây viêm túi mật tái đi tái lại nhiều lần, viêm túi mật cấp tính, túi mật đã bị vôi hóa không còn chức năng dự trữ và cô đặc dịch mật. Một số trường hợp mắc các bệnh túi mật khác không liên quan đến sỏi nhưng cũng có thể phải mổ cắt túi mật như polyp túi mật nghi ngờ u thư, u túi mật...

Còn ở những trường hợp sỏi túi mật chưa gây biến chứng thì có thể chưa cần phẫu thuật cắt túi mật vì lúc này túi mật còn tốt, phẫu thuật cắt túi mật không đem lại nhiều ý nghĩa.

Trước phẫu thuật cắt túi mật nội soi cần chuẩn bị những gì?

Dưới đây là những lưu ý mà người bệnh cần biết để chuẩn bị tốt trước ca phẫu thuật:

- Bạn sẽ được thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe.

- Nên tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ vào đêm hôm trước hoặc buổi sáng trước khi mổ. Nhiều trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu tắm bằng xà bông kháng khuẩn.

- Sau nửa đêm trước ca mổ, đặc biệt trong thời gian 8 tiếng trước khi mổ người bệnh tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì.

- Thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc, vitamin mà bạn đang sử dụng. Bác sĩ có thể yêu cầu tạm ngừng một số loại thuốc như thuốc kháng đông, chống viêm… trong thời gian vài ngày đến vài tuần trước ca mổ.

Hồi phục sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Tuy được đánh giá là khá an toàn nhưng sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi cũng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và tiêu hóa. Bởi vậy, sau mổ cần chú ý đến chế độ ăn uống, vận động để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và quay trở về với cuộc sống thường ngày.

Chế độ ăn uống, vận động

- Thời gian đầu sau mổ do ảnh hưởng của thuốc gây mê người bệnh có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, tuy nhiên hiện tượng này sẽ giảm dần sau 1 - 2 ngày. Uống nhiều nước để tăng đào thải bớt lượng thuốc ra khỏi cơ thể.

Chế độ ăn uống hợp lí giúp bạn không bị rối loạn tiêu hóa sau phẫu thuật cắt túi mật

Chế độ ăn uống hợp lí giúp bạn không bị rối loạn tiêu hóa sau phẫu thuật cắt túi mật

- Chỉ nên ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu; hạn chế chất béo. Lượng thức ăn tăng dần để cơ thể có thời gian thích nghi. Sau vài ngày, khi bạn ăn uống không còn thấy khó chịu thì có thể chuyển sang chế độ ăn uống bình thường.

- Bổ sung thêm chất xơ trong rau xanh, hoa quả tươi.

- Nên rời giường đi lại ngay khi thấy khỏe hơn để ngăn ngừa biến chứng liệt ruột.

- Vệ sinh thân thể chú ý tránh làm nhiễm nước vào vết mổ khi chưa lành hẳn.

- Không mang vác vật nặng hoặc làm công việc nặng trong thời gian 4 - 6 tuần sau mổ.

Chú ý các dấu hiệu cảnh báo

Sau khi xuất viện về nhà, bên cạnh chế độ ăn uống, sinh hoạt người bệnh cũng cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra để nhanh chóng đến bệnh viện và xử trí kịp thời như:

- Vết mổ bị sưng đỏ, nóng hoặc mưng mủ.

- Đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều ngày không đỡ

- Sốt cao

- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn

- Vàng da, vàng mắt

- Nước tiểu vàng, phân bạc màu

Có thể nói phẫu thuật nội soi nói chung và phẫu thuật nội soi cắt túi mật nói riêng là một trong những tiến bộ lớn của y học hiện đại được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Cắt túi mật nội soi không quá đáng sợ nếu bạn hiểu rõ về nó và chuẩn bị tốt tâm lý, sức khỏe cả trước và sau ca mổ.

Biên tập viên sức khỏe

Tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/gallbladder-removal/recovery/

https://www.healthline.com/health/gallbladder-removal-laparoscopic#follow--up

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cholecystectomy/about/pac-20384818

https://www.webmd.com/digestive-disorders/surgery-for-gallstones#1

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận