Sỏi đường mật trong gan là loại sỏi mật nguy hiểm, dễ gây biến chứng nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe phù hợp để tránh khỏi những rủi ro trong tương lai.

Sự hình thành sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan (hay còn gọi là sỏi gan) thường là sỏi bilirubin (sỏi sắc tố) có màu vàng xanh ở dạng viên hoặc dạng bùn. Sỏi xuất hiện nhiều trong ống gan phải, ống gan trái hoặc rải rác ở đường mật sâu trong nhu mô gan. Sỏi gan chiếm tỷ lệ từ 15 – 30% các trường hợp mắc sỏi đường mật.

 Sỏi đường mật trong gan có màu vàng xanh

Sỏi đường mật trong gan có màu vàng xanh

Nguyên nhân gây ra sỏi đường mật trong gan phần lớn là do ký sinh trùng đường ruột đi vào đường mật (giun chui ống mật) cùng với vi khuẩn gây ra nhiễm trùng dịch mật. Các vi khuẩn làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin trong dịch mật, khiến chúng kết tụ với trứng và xác giun trong gan tạo thành sỏi.

Ngoài ra, bệnh sỏi gan còn có thể do một số nguyên nhân như các bệnh về gan gây suy giảm chức năng gan (xơ gan, viêm gan,...), dị tật đường mật (teo đường mật bẩm sinh, u đường mật trong gan…), bệnh thiếu máu huyết tán, bệnh hồng cầu hình liềm... Những người béo phì, lười vận động cũng có nguy cơ hình thành sỏi do giảm vận động đường mật.

Sỏi đường mật trong gan có nguy hiểm không?

Sỏi gan không thường gặp như sỏi túi mật nhưng lại là loại sỏi nguy hiểm nhất, dễ gây ra các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm và rất khó điều trị

Triệu chứng của sỏi đường mật trong gan

Khác với sỏi túi mật, dù ở kích thước nhỏ thậm chỉ mới chỉ là sỏi bùn nhưng cũng đã có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như:

 - Cơn đau quặn gan: Cơn đau ở vùng hạ sườn phải và thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều mỡ hoặc đau vào ban đêm (Lúc 22 - 24 giờ). Cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày và có thể kèm theo chướng bụng, buồn nôn.

- Sốt: khi sỏi mật trong gan gây viêm đường mật, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột kéo dài vài giờ nhưng cũng có khi sốt nhẹ 37,5 - 38 độ và kéo dài vài tuần, hàng tháng. Triệu chứng sốt đi đôi với đau hạ sườn phải, đau càng nhiều thì sốt càng cao.

- Vàng da: Khi sỏi gan gây tắc mật, bilirubin có trong dịch mật sẽ thấm vào máu và gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, ngứa da, phân bạc màu. Vàng da thường xảy ra sau đau và sốt 1 - 2 ngày và cũng mất đi sau khi người bệnh hết đau và sốt.

 Triệu chứng vàng da ở người bị sỏi gan

Triệu chứng vàng da ở người bị sỏi gan

Biến chứng nguy hiểm của sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho cơ thể hơn rất nhiều so với sỏi xuất hiện tại các vị trí khác. Những biến chứng thường gặp như:

- Viêm đường mật: là biến chứng thường gặp nhất của sỏi đường mật trong gan, dễ tái đi tái lại nhiều lần và gây xơ hóa và chít hẹp đường mật, áp xe gan, xơ gan...

- Tổn thương gan: sỏi gan sẽ gây ứ trệ dịch mật, các độc tố không được thải ra ngoài sẽ quay lại đầu độc chính lá gan, khiến men gan cao, suy giảm chức năng gan và làm tăng nguy cơ dẫn tới viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

- Nhiễm trùng máu: Là biến chứng cấp tính và nguy hiểm nhất của sỏi đường mật trong gan, nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

- Ung thư đường mật: tỷ lệ gặp phải biến chứng này không nhiều, khoảng 2.4 -10% người bệnh sỏi gan bị ung thư đường mật. Tuy nhiên, người bệnh thường phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn nên khó cứu chữa.

Sỏi mật trong gan nguy hiểm vì khó điều trị

Dựa vào vị trí sỏi, kích thước sỏi và tình trạng sức khỏe của từng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như: sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng (thuốc giãn cơ, kháng sinh, chống viêm) hoặc sử dụng các can thiệp, phẫu thuật (tán sỏi nội soi, nội soi mật tụy ngược dòng, mổ hở lấy sỏi hoặc cắt một phần gan nếu sỏi quá nhiều trong đường dẫn mật của gan).

Tuy nhiên, điều trị sỏi gan là việc không hề dễ dàng bởi sỏi gan có bản chất là sỏi cứng có thành phần chính là bilirubin. Bởi vậy, các thuốc làm tan sỏi Tây y như chenodeoxycholic và ursodeoxycholic acid không có hiệu quả trong điều trị sỏi gan nên nhiều trường hợp buộc phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sỏi.

Nhiều trường hợp sỏi nằm ở những vị trí hiểm hóc sâu trong gan, đường mật nhỏ hoặc bị dị dạng đường mật bẩm sinh, có u đường mật thì việc đưa dụng cụ phẫu thuật vào đường mật để lấy sỏi gan là điều rất khó khăn, dễ dẫn đến tổn thương đường mật và tình trạng sót sỏi.

Không chỉ thế, sỏi đường mật trong gan còn là bệnh có tính chất cơ địa nên rất hay tái phát, nhiều trường hợp phải phẫu thuật nhiều lần lấy sỏi. Đây cũng là khó khăn rất lớn mà người bệnh cũng như các bác sĩ phải đối mặt trong điều trị sỏi gan.

Giải pháp phòng ngừa biến chứng sỏi mật trong gan

Bởi vì sỏi gan rất nguy hiểm và khó điều trị nên nếu phát hiện có sỏi mật trong gan, bạn cần chủ động phòng ngừa để tránh cho sỏi phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chế độ ăn cho người sỏi đường mật trong gan

Ăn nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe gan mật

Ăn nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe gan mật

Khi mắc bệnh sỏi gan, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, tránh bị đau bụng, đầy trướng, khó tiêu do sỏi.

- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như: mỡ và nội tạng động mật, đồ chiên xào, đồ ăn chế biến sẵn,…

- Tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung nhiều vitamin và chất xơ, giúp giảm hấp thu cholesterol, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Ăn chín, uống sôi và tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn do giun sán.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bị sỏi đường mật trong gan cũng cần có một lối sống lành mạnh, thể dục mỗi ngày để tăng vận động đường mật, tránh ứ mật trong gan.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ tan sỏi gan

Từ ngàn đời nay, các thảo dược Đông y vẫn đã và đang đem lại nhiều tác dụng tốt đối với các bệnh đường tiêu hóa nói chung và sỏi đường mật trong gan nói riêng. Trong đó, không thể không kể đến 8 loai thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu giúp tăng cường chức năng gan, lợi mật từ đó làm giảm các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi gan, đồng thời hỗ trợ bào mòn sỏi và ngăn ngừa sỏi đường mật trong gan tái phát sau phẫu thuật.

Sỏi đường mật trong gan mặc dù nguy hiểm nhưng nếu bạn có phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp thì hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với sỏi mà không lo biến chứng, thậm chí còn có thể loại bỏ được sỏi ra khỏi cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận