Sỏi gan (hay sỏi đường mật trong gan) là một bệnh nghiêm trọng của hệ thống gan – mật, xuất hiện chủ yếu ở các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam. Sỏi gan không khác sỏi túi mật nhưng nằm ở vi quản mật, tiểu quản mật và các ống phân thùy trong gan.

Sỏi gan (hay sỏi đường mật trong gan) là một bệnh nghiêm trọng của hệ thống gan – mật, xuất hiện chủ yếu ở các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam. Sỏi gan không khác sỏi túi mật nhưng nằm ở vi quản mật, tiểu quản mật và các ống phân thùy trong gan.

Sỏi gan – nguyên nhân do đâu?

Calci bilirubin là thành phần chính của hơn 90% sỏi gan, cholesterol chiếm 5 – 20% khối lượng của viên sỏi. Calci bilirubin được hình thành khi khả năng hòa tan của bilirubin bị thay đổi do các enzyme tiết ra từ vi khuẩn đường mật, sau đó bilirubin kết hợp với calci và các chất khác trong dịch mật hình thành nhân sỏi. Nói một cách dễ hiểu, nhiễm trùng hệ thống mật chính là nguyên nhân gây sỏi gan. Các vi khuẩn phổ biến nhất có thể len lỏi vào đường mật bao gồm: E.coli, Klebsiella, Aerobacter và Streptococcus faecalis, thường là do giun, sán đưa vào. Trứng và xác giun trong mật cũng tham gia vào quá trình này.

Ngoài ra, sự ứ trệ dịch mật kéo dài và chức năng gan kém, mắc một số bệnh lý như thiếu máu huyết tán cũng là nguyên nhân khiến sỏi hình thành và phát triển trong gan.

Triệu chứng và chẩn đoán sỏi gan

Nếu đa số trường hợp sỏi mật không gây triệu chứng thì sỏi gan hoàn toàn ngược lại. Ngay từ giai đoạn mới chớm, người bệnh đã có thể nhận thấy một vài dấu hiệu như đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn, đau nhẹ ở vùng hạ sườn phải do sỏi di chuyển gây cọ xát.

Cũng giống như sỏi mật, sỏi gan gây ra ba triệu chứng điển hình (tam chứng Charcot): Đau quặn ở 1/4 góc bụng phải, sốt và vàng da/vàng mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị rét run, nước tiểu có màu sẫm, phân bạc màu.

Đau quặn hạ sườn phải là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh sỏi gan

Đau quặn hạ sườn phải là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh sỏi gan

Sỏi gan tương đối khó chẩn đoán, không như sỏi ống mật chủ hay sỏi túi mật do đường dẫn mật rất nhỏ. Sau đây là một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể chỉ định:

- Xét nghiệm công thức máu

- Xét nghiệm chức năng gan, thận, chức năng đông máu

- Siêu âm gan, đường mật và tuyến tụy

- Chụp đường mật xuyên qua da: xác định tắc nghẽn đường mật trong gan.  

- CT scan, chụp cộng hưởng từ và nội soi tụy mật ngược dòng.

Điều trị sỏi gan như thế nào?

Sỏi đường mật trong gan rất khó chữa khỏi vì sỏi nằm rải rác sâu trong nhu mô gan, rất khó can thiệp lấy sỏi và tỷ lệ tái phát cao.

1/ Điều trị sỏi gan bằng Tây y

- Can thiệp lấy sỏi, tán sỏi không cần phẫu thuật: Với những tiến bộ trong điều trị, hiện nay các thầy thuốc ngoại khoa gan mật đã có trong tay nhiều “vũ khí” hơn để điều trị sỏi gan như nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), nội soi đường mật xuyên gan qua da, lấy sỏi qua đường hầm Kehr, tán sỏi bằng sóng siêu âm… Tuy nhiên mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm và chỉ định khác nhau. Việc áp dụng những phương pháp này tùy thuộc vào nhiều điều kiện như vấn đề trang bị phương tiện, kỹ thuật và trình độ kinh nghiệm của thầy thuốc chuyên khoa tại mỗi cơ sở.

ERCP là phương tiện vừa giúp chẩn đoán vừa có thể điều trị sỏi gan

ERCP là phương tiện vừa giúp chẩn đoán vừa có thể điều trị sỏi gan

- Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi: Đòi hỏi phải phối hợp nhiều kỹ thuật hiện đại, bao gồm lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent vị trí ống dẫn mật bị tắc hẹp. Ngày nay, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên, chống chỉ định với những người có bệnh tim mạch hoặc rối loạn đông máu.

- Phẫu thuật cắt một phần gan: là giải pháp cuối cùng, khi mà tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả, hoặc do gan nằm quá sâu trong nhu mô gan. Cắt một phần gan ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất dịch mật, thải độc và chuyển hóa glucose của gan.

2/ Điều trị sỏi gan bằng Đông y

Tây y tỏ ra yếu thế hơn Đông y trong việc điều trị sỏi gan. Một phần là do đường dẫn mật trong gan rất nhỏ, khi sỏi hình thành có thể gây ứ dịch mật, làm tổn thương dẫn đến chít hẹp đường mật, khi đó rất khó có thể can thiệp như sỏi ống mật chủ. Do đó, để điều trị sỏi gan hiệu quả cần phải có tác động toàn diện làm cân bằng lại hệ thống gan mật. Muốn làm được điều này cần phải tăng cường chức năng gan nhờ đó mà lợi mật, tăng vận động đường mật để sỏi có thể rơi xuống ống dẫn mật chủ, kháng khuẩn kháng viêm để làm giảm viêm nhiễm đường mật nhờ một số thảo dược như Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Sài hồ…

Hơn nữa, do là giải pháp đông y nên phương pháp điều trị này rất an toàn, thích hợp sử dụng lâu dài mà không có tác dụng phụ, đồng thời nó cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi gan hiệu quả.

Dự phòng tái phát sỏi gan

Bên cạnh các can thiệp y tế, người bệnh cần duy trì chế độ ăn và tập luyện khoa học. Ăn chín, uống sôi và tẩy giun định kỳ giúp phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh từ giun. Nên hạn chế ăn dầu mỡ, cholesterol, thay vào đó là rau xanh và các loại trái cây.

Một số môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, chạy bộ vừa cải thiện sức khỏe tổng thể, vừa làm tăng vận động đường mật, nhờ đó dịch mật lưu thông dễ dàng hơn mà không bị tắc nghẽn, tích tụ trong gan.

Bệnh sỏi gan nếu không được điều trị có thể gây các biến chứng nặng nề cho “bộ máy thải độc” của cơ thể, chẳng hạn như: Viêm gan, xơ gan, ung thư đường mật trong gan, nhiễm trùng huyết… Vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi đường mật trong gan.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

http://ots1.narod.ru
http://www.curezone.org
BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận