Tim đập nhanh, đánh trống ngực là những triệu chứng không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Những biểu hiện đó đôi khi là vô hại nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim cần điều trị.

Tim đập nhanh và những triệu chứng thường gặp khác

Tim đập quá nhanh, mạnh có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu kèm theo, chẳng hạn như:

- Rung trong lồng ngực

- Nghe thấy tiếng tim đập thình thịch ngoài lồng ngực

- Nặng ngực, khó chịu

- Tim bỏ nhịp, hụt hẫng

- Hồi hộp, khó thở

- Choáng váng, ngất xỉu

Nếu tim đập nhanh kèm theo đau ngực nặng, khó thở, đổ môi bất thường, ngất xiu, người bệnh cần được nhanh chóng cấp cứu kịp thời.

Nhan-biet-som-dau-hieu-tim-dap-nhanh-nguy-hiem-de-xu-tri-kip-thoi

Nhận biết sớm dấu hiệu tim đập nhanh nguy hiểm để xử trí kịp thời

Nguyên nhân gây tim đập nhanh

Tim đập nhanh là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi, nó có thể được kích hoạt bằng các nguyên nhân sau:

Đối với tim đập nhanh lành tính

- Yếu tố tâm lý: Khi chúng ta căng thẳng, lo lắng, sợ hãi… cơ thể gia tăng sản sinh hormon làm tim đập nhanh hơn.

- Sau vận động gắng sức: như chạy bộ, tập thể dục với cường độ cao, leo cầu thang…

- Thuốc và các chất kích thích: một số loại thuốc như thuốc ho, thuốc cảm cúm có chứa pseudoephedrin, phenylephrine; chất kích thích trong cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước tăng lực, ma túy… có thể khiến nhịp tim của bạn tăng lên.

Đối với tim đập nhanh bệnh lý cần điều trị

- Rối loạn nhịp tim do bệnh tim mạch: tim đập nhanh có thể xuất hiện trong một số bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim, hẹp, hở van tim, tăng huyết áp… hoặc sau biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim…

- Rối loạn nhịp tim do di truyền: gặp trong một số dạng như Hội chứng QT dài, Hội chứng Brugada, Wolff - Parkinson – White...

- Bệnh lý khác: một số bệnh lý khác ngoài tim cũng gây ra nhịp tim nhanh, chẳng hạn như rối

loạn thần kinh tim, tiêu chảy, thiếu máu, cường giáp (Basedow)…

Những trường hợp tim đập nhanh nghiêm trọng cần điều trị

Tim đập nhanh có thể là xuất hiện trong một số rối loạn nhịp tim cần được điều trị, bao gồm:

Nhịp tim nhanh trên thất

Đây là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến ở người trẻ tuổi, nó có thể xuất hiện một cách bất ngờ mà không hề có dấu hiệu cảnh báo từ trước, kéo dài vài giây cho đến vài giờ và kết thúc đột ngột. Dạng rối loạn nhịp này hiếm khi đe dọa tính mạng.

Rung nhĩ

Gây trống ngực liên hồi trong vài phút đến một giờ do nhịp đập bất thường khởi phát tại tâm nhĩ (buồng trên của tim), nếu không được điều trị tốt có thể trở thành rung nhĩ mạn tính, dẫn đến đột quỵ, suy tim…

Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất khiến tim đập rất nhanh trên 100 nhịp mỗi phút, xảy ra tại buồng dưới của tim (tâm thất). Nếu nhịp nhanh thất kéo dài trên 30 giây thì được coi là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Dạng rối loạn nhịp này có thể chỉ ra các bệnh tim mạch đã có từ trước như thiếu máu cơ tim, bệnh hẹp, hở van tim…

Nhịp xoang nhanh

Nhịp xoang nhanh là nhịp tim nhanh khởi phát từ nút xoang (máy phát điện của tim). Nếu diễn ra kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn hình thành cục máu đông gây đột quỵ, suy tim...

Điều trị tim đập nhanh

Thay-doi-loi-song-la-giai-phap-don-gian-nhat-cai-thien-tim-dap-nhanh

Thay đổi lối sống là giải pháp đơn giản nhất cải thiện tim đập nhanh

Thay đổi lối sống là giải pháp đơn giản nhất giúp cải thiện chứng tim nhanh của bạn, dù nguyên nhân là do bệnh lý hay sinh lý. Những gì bạn cần thực hiện là:

- Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê…

- Nếu thuốc là nguyên nhân gây tim đập nhanh, hãy báo cho bác sỹ về triệu chứng này để được thay thế loại thuốc phù hợp.

- Tránh những yếu tố tác động xấu đến tâm lý như thức khuya, suy nghĩ nhiều, căng thẳng quá mức…

Trong một số trường hợp tim đập nhanh nghiêm trọng, bác sỹ có thể kê đơn 1 số loại thuốc uống như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi để làm chậm nhịp tim của bạn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong các thảo dược truyền thống như Khổ sâm có khả năng ổn định điện thế trong tim và ổn định dẫn truyền thần kinh tim, nhờ đó có thể giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả.

Đối với nhịp tim nhanh trên thất và rung nhĩ không đáp ứng tốt với các giải pháp trên, can thiệp đốt điện qua đường ống thông có thể được tiến hành. Song song với điều trị loạn nhịp, bác sỹ sẽ chỉ định một số can thiệp phẫu thuật cần thiết để giải quyết nguyên nhân gây loạn nhịp, chẳng hạn như thay/sửa van tim nếu do bệnh van tim; nong mạch, đặt stent, bắc cầu động mạch vành nếu do bệnh mạch vành…

Tim đập nhanh có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, hãy nhận biết sớm những dấu hiệu cảnh báo tim đập nhanh nguy hiểm nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra cho trái tim của bạn.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo

http://www.healthxchange.com.sg/healthyliving/SpecialFocus/Pages/when-are-heart-palpitations-serious.aspx

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận