Thông thường, nhịp tim được điều khiển bởi các tín hiệu điện được phát ra từ nút xoang nằm ở phía trên cùng tâm nhĩ phải. Block xoang nhĩ (sinoatrial block) là một rối loạn nhịp tim do xung điện phát ra từ nút xoang không được truyền ra khối cơ tâm nhĩ một cách bình thường.

Thông thường, nhịp tim được điều khiển bởi các tín hiệu điện được phát ra từ nút xoang nằm ở phía trên cùng tâm nhĩ phải. Block xoang nhĩ (sinoatrial block) là một rối loạn nhịp tim do xung điện phát ra từ nút xoang không được truyền ra khối cơ tâm nhĩ một cách bình thường.

Trái tim được chia làm bốn ngăn, hai tâm nhĩ ở bên trên và hai tâm thất ở dưới. Vai trò của tâm nhĩ là lấp đầy máu vào tâm thất, còn tâm thất thì bơm máu đến phổi và cơ thể. Thông thường, xung điện từ nút xoang lan truyền khắp tâm nhĩ, đến các nút nhĩ thất rồi truyền sang hai tâm thất.

Block xoang nhĩ đặc trưng bởi tình trạng chậm trễ hoặc gián đoạn, ngắt quãng hay chặn vĩnh viễn các xung điện từ nút xoang nhĩ đến tâm nhĩ.

Xung động điện từ nút xoang không tới nút nhĩ thất do block xoang nhĩ

Xung động điện từ nút xoang không tới nút nhĩ thất do block xoang nhĩ

Nguyên nhân gì gây block xoang nhĩ?

Các nguyên nhân phổ biến gây block xoang nhĩ:

- Tăng trương thần kinh đối giao cảm (vagotonia).
- Phẫu thuật bụng hoặc màng phổi
- U não
- Tăng huyết áp nội sọ (áp suất cao bất thường trong hộp sọ)
- Hội chứng nút xoang, cụ thể là suy giảm chức năng của nút xoang nhĩ
- Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim (bao gồm đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim)
- Viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim cấp tính
- Một số loại thuốc điều trị, chẳng hạn như digoxin, quinidin, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi.
- Bệnh amyloidosis (amyloid xâm nhập cơ tim tâm nhĩ)
- Tuổi già
- Suy giáp (giảm bài tiết hormone tuyến giáp)
- Bệnh gan tiến triển
- Tăng kali máu

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân cụ thể gây block xoang nhĩ không được xác định.

Phân loại block xoang nhĩ

Block xoang nhĩ được phân chia thành 3 mức độ:

- Block xoang nhĩ độ I: Có sự chậm trễ trong việc truyền tải xung điện từ nút xoang nhĩ đến khối cơ tâm nhĩ. Block xoang nhĩ độ I không thể được chẩn đoán dựa trên điện tâm đồ mà phải xác định bằng kỹ thuật nghiên cứu điện sinh lý.
- Block xoang nhĩ độ II chia thành 2 type là type 1 và type 2: Xung điện phát ra từ nút xoang liên tục bị chặn không đến được khối cơ nhĩ xung quanh, biểu hiện bởi sự vắng mặt liên tục của sóng P trên điện tâm đồ.
- Block xoang nhĩ độ III (block xoang nhĩ hoàn toàn): Xung động điện bị chặn lại hoàn toàn, khối cơ tâm nhĩ không được khử cực. Đây là dạng block xoang nhĩ nguy hiểm nhất.

Biểu hiện của block xoang nhĩ

Thông thường, block xoang nhĩ độ I và độ II, type 1 không có biểu hiện lâm sàng. Block xoang nhĩ độ III thường xuất hiện kèm theo một nhịp tim chậm, với các biểu hiện: mệt mỏi, chóng mặt, ngất (đột ngột mất ý thức toàn bộ do sự sụt giảm mức độ oxy trong não), choáng váng (tình trạng bất ổn kèm theo buồn nôn và toát mồ hôi) và ngất xỉu.

Block xoang nhĩ có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng…

Block xoang nhĩ có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng…

Chẩn đoán block nhĩ

Các phương pháp chẩn đoán block nghĩ bao gồm:

- Điện tâm đồ khi nghỉ ngơi.
- Đo điện tâm đồ lưu động (theo dõi Holter) trong vòng 24 – 48 tiếng.
- Nghiên cứu điện sinh lý 

Điều trị block xoang nhĩ

Block xoang nhĩ độ I và độ II không cần điều trị.

Mục tiêu của điều trị block xoang nhĩ độ III gồm: Giải quyết nguyên nhân, điều trị bằng thuốc và cấy máy tạo nhịp tim.

Thuốc điều trị block xoang nhĩ

Block xoang nhĩ được điều trị bằng các thuốc làm tăng nhịp tim, bao gồm:

- Atropine: Ức chế hoạt động của hệ thần kinh đối giao cảm, làm tăng nhịp tim, cung lượng tim và cả huyết áp.
- Ephedrine và norepinephrine: Là hai loại thuốc kích thích hoạt động của hệ thần kinh giao cảm thông qua các thụ thể adrenergic. Các thuốc này làm tăng nhịp tim, có tác dụng co mạch, tăng huyết áp và lưu lượng máu đến mạch vành, não.

Máy tạo nhịp tim

Máy tạo nhịp tim bao gồm một máy phát xung điện được kết nối với tim bằng 1 hoặc 2 dây dẫn (đi qua tĩnh mạch vào khoang tim hoặc đặt trên mặt ngoài tim).

Trong điều trị block xoang nhĩ, máy tạo nhịp tim có thể được sử dụng tạm thời (không cấy vào cơ thể) hoặc vĩnh viễn. Nếu được sử dụng vĩnh viễn, máy tạo nhịp tim được đặt ở dưới da vùng ngực. Khi nhịp tim bất thương, thiết bị sẽ phát xung điện và đưa nhịp tim trở lại trạng thái bình thường. Máy tạo nhịp tim được sử dụng vĩnh viễn khi người bệnh có block xoang nhĩ gây triệu chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

http://www.heartupdate.com/arrhythmias/sinoatrial-block_700/

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận