Việc xác định được run tay chân là bệnh gì sẽ giúp bạn điều trị đúng cách, sớm đẩy lùi triệu chứng run, phục hồi vận động và lấy lại tự tin trong cuộc sống. Nếu bạn đang có biểu hiện run tay, run chân, hãy tìm hiểu ngay 6 nguyên nhân gây run tay chân thường gặp trong bài viết sau.

Bỗng nhiên bị run chân tay là bệnh gì?

Bỗng nhiên bị run chân tay là bệnh gì?

Run (tremor) là những vận động không chủ ý của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể như tay, chân, đầu, môi, giọng nói…. Trong đó, run tay chân là phổ biến nhất và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các nguyên nhân gây run tay chân thường gặp

Run chân tay có thể là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể hoặc là triệu chứng của bệnh Parkinson, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng tiểu não, cường giáp, tác dụng phụ của thuốc… 

Nếu bị run sinh lý, người bệnh thường chỉ run nhẹ trong một khoảng thời gian ngắn rồi tự hết. Run thường xuất hiện và tăng lên khi có các yếu tố gây stress (mệt mỏi, căng thẳng, bị xúc động mạnh, chất kích thích), hạ đường huyết hoặc khi cơ thể bị sốt cao… Ngược lại nếu là run bệnh lý, bạn sẽ cần áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn như dùng thuốc, thảo dược, thay đổi lối sống... để giảm run. 

Dưới đây là các bệnh lý thường gây ra tình trạng run tay, run chân và đặc điểm phân biệt của chúng:

Bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là nguyên nhân phổ biến gây run tay chân ở người già. Run do bệnh Parkinson trong giai đoạn đầu chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể (thường là ở đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ như đang đếm tiền), biến mất khi vận động, khi ngủ và tăng lên khi xúc động. 

Vì Parkinson liên quan đến thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh vận động (Dopamine), nên ngoài triệu chứng run, người bệnh còn bị co cứng cơ, thay đổi chữ viết, đi lại khó khăn, giảm vận động, mất thăng bằng, táo bón, rối loạn giấc ngủ, giảm thính giác… 

Run vô căn

Run vô căn là tình trạng run không rõ nguyên nhân. Đây cũng là nguyên nhân gây run rất phổ biến cùng với bệnh Parkinson. Run đa phần xảy ra khi hoạt động, ảnh hưởng tới cả 2 bên cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị rung lắc đầu, run môi,...

Run vô căn khá dễ nhầm lẫn với run do bệnh Parkinson. Để phân biệt 2 chứng bệnh này, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Đặc điểm Run do Parkinson Run vô căn
 Loại run  Run khi nghỉ ngơi  Run tư thế và run khi thực hiện hoạt động cụ thể
 Tuổi  Chủ yếu là người cao tuổi ( > 50 tuổi)  Có thể gặp ở mọi lứa tuổi
 Uống rượu  Không giúp giảm run  Có thể giảm bớt run
 Khởi phát run  Từ một bên cơ thể  Cả 2 bên cơ thể
 Cơ bắp  Cứng cơ bắp  Bình thường
 Sự biểu cảm của cơ mặt  Giảm đi  Bình thường
 Dáng đi  Chậm chạp, giảm sự hoạt động của cánh tay  Bình thường
 Thời gian cơn run  8 – 9 giây  1 – 2 giây

Nếu bạn đang có biểu hiện run vô căn hoặc nghi ngờ bệnh Parkinson, hãy liên hệ ngay với Ban cố vấn để được hỗ trợ!

Rối loạn thần kinh thực vật

Đây là nguyên nhân gây run tay chân thường thấy ở người trẻ, thanh thiếu niên, thường do căng thẳng, stress, suy nhược thần kinh kéo dài. Run do rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện và tăng lên khi lo lắng, hồi hộp, tập trung chú ý, khi đứng trước đám đông hay có người khác nhìn vào.

Điểm đặc trưng cơ bản nhất của của run do rối loạn hệ thần kinh thực vật là run kèm theo tim đập nhanh, khó thở, lo lắng, vã mồ hôi ở lòng bàn tay bàn chân.

Run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật thường kèm tim đập nhanh, hồi hộp

Run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật thường kèm tim đập nhanh, hồi hộp

Hội chứng tiểu não

Tiểu não là nơi đảm nhận chức năng vận động, thăng bằng của cơ thể. Khi tiểu não bị chấn thương hoặc rối loạn chức năng (ví dụ sau tai biến mạch máu não, chấn thương, xơ cứng rải rác), hiện tượng run chân tay cũng xảy ra.

Đặc điểm của run do rối loạn tiểu não là run nhẹ, chậm, xảy ra khi thực hiện những hành động có chủ đích như bật công tắc điện, đưa ngón tay chỉ mũi… Ngoài ra người bệnh có thể có thêm một số biểu hiện khác như rối loạn thăng bằng, dáng đi chậm chạp, loạng choạng (đi theo hình ziczac)…

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra hiện tượng run chân tay. Nguyên nhân là vì các thành phần trong những loại thuốc này ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh. Nó có thể gây co thắt cơ hoặc tạo nên hiện tượng run giật mạnh. 

Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây run tay chân trong quá trình sử dụng:

Thuốc
Loại run
 Thuốc rối loạn nhịp tim (Amiodarone)  Run tư thế
 Thuốc giãn phế quản (Salbutamol, Salmeterol…)  Run tư thế, hoạt động
 Thuốc tâm thần (Lithium)  Run nghỉ ngơi, tư thế, hoạt động
 Thuốc chống nôn (Metoclopramide)  Run nghỉ ngơi, tư thế
 Các thuốc an thần  Run nghỉ ngơi, tư thế
 Thuốc trị hen (Theophylline)  Run tư thế
 Thuốc chống động kinh (Valproate)  Run tư thế

Thường thì run do tác dụng phụ của thuốc sẽ mất đi khi ngừng điều trị các thuốc này. Tuy nhiên cũng có trường hợp tác động của thuốc gây run mạnh ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt.

Bệnh cường giáp

Run do cường giáp là sự kết hợp của run khi nghỉ ngơi, tư thế và hành động. Đây là loại run không thường xuyên và có tần số thấp, thường xảy ra ở bàn tay và các ngón tay.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng tay chân run rẩy còn có thể do nhiễm độc chì, thiếu chất, rối loạn chuyển hóa, thoái hóa đốt sống cổ, rối loạn lo âu (stress), rối loạn trương lực cơ, biến chứng của bệnh bạch hầu, do di chứng viêm màng não...

Cách giảm run tay chân hiệu quả với nhiều nguyên nhân

Run tay chân khó chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây, bạn sẽ giảm được tình trạng run chân tay và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Sử dụng thuốc điều trị

Với run do bệnh Parkinson, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc điều trị nhằm làm tăng lượng Dopamine trong não, trong đó loại thuốc chính là Levodopa. Thuốc điều trị Parkinson có hiệu quả tốt trong thời gian đầu sử dụng. Sau 3 -5 năm, tác dụng của thuốc giảm dần và gây ra nhiều tác dụng bất lợi cho người bệnh.

Với run vô căn, primidone và propranolol là hai thuốc điều trị chính. Khoảng 50 - 75% người bệnh nhận thấy 2 loại thuốc này có hiệu quả tốt trong việc làm giảm bớt các triệu chứng run. Nếu sử dụng từng thuốc đơn độc không có hiệu quả, bác sĩ có thể phối hợp cả hai.

Các thuốc an thần cũng có thể được sử dụng để giúp giảm bớt chứng run do stress hay rối loạn thần kinh thực vật. Việc sử dụng thuốc dài ngày có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, bởi vậy chúng thường chỉ được dùng khi chứng run trở nên nghiêm trọng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Một số nguyên nhân gây run tay chân cần điều trị bằng thuốc

Một số nguyên nhân gây run tay chân cần điều trị bằng thuốc

Thực hiện lối sống lành mạnh

Khi thấy chân tay run rẩy, bạn hãy thay đổi chế độ ăn uống với những thực phẩm tốt cho não bộ như các loại đậu đỗ, trái cây, cá giàu omega 3… Đồng thời đừng quên tránh xa các chất kích thích như cà phê, trà đặc, đồ uống có cồn. Đây cũng là yếu tố không kém phần quan trọng để cải thiện chứng run chân tay.

Để tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi… cũng là cách hay giúp bạn cải thiện chứng run chân tay hiệu quả. Bạn có thể đọc sách, đi dạo, tập thiền, đi du lịch, nghe nhạc không lời để thư giãn tâm lý.

Song song với đó, bạn nên thường xuyên luyện tập các bài tập có khả năng giúp cơ tay chân linh hoạt như:

  • Bài tập xoay cổ tay.
  • Bài tập với tạ nhẹ.
  • Sử dụng găng tay chống run chuyên biệt.

Bổ sung thảo dược giúp giảm run Thiên Ma, Câu đằng

Thiên ma và Câu đằng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu là có tác dụng giảm run qua 3 cơ chế là:

  • Tăng cường bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào thần kinh, ổn định tính dẫn truyền, nhờ đó giúp làm giảm run tay chân do hầu hết các nguyên nhân.
  • Gián tiếp làm tăng nồng độ Dopamine nên cải thiện run tay chân, co cứng cơ và tăng cường vận động cho người bệnh Parkinson.
  • An thần, trấn tĩnh, từ đó giúp giảm hồi hộp, lo âu

Tại Việt Nam, hai thảo được này được phối hợp với các thảo dược tốt cho hệ thần kinh khác như Đinh lăng, Mẫu lệ, Nhục thung dung, Câu kỷ tử… để tạo ra sản phẩm hỗ trợ điều trị dạng viên uống tiện dụng. Đây là tia hy vọng mới cho những người mắc chứng bệnh run chân tay.

Thông tin cho bạn: TPBVSK Vương Lão Kiện hỗ trợ giảm run tay chân

Như vậy dù run tay chân là bệnh gì thì cũng không còn đáng lo ngại nếu như chúng ta phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Nếu còn điều gì băn khoăn về triệu chứng run tay chân, hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn để được giải đáp!

Tham khảo: clevelandclinicmeded.com

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận