Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh được tổng hợp ở não, có vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động của não bộ và cơ thể, bao gồm: kiểm soát hành vi và nhận thức, giấc ngủ, tâm trạng, trí nhớ… Trong bệnh Parkinson, sự thoái hoá các tế bào thần kinh sản sinh ra dopamine gây thiếu hụt chất này dẫn đến các triệu chứng như: run chân tay, co cứng cơ, chậm chạp, mất tập trung, trí nhớ kém… Để phòng ngừa Parkinson và cải thiện các triệu chứng trên, người bệnh có thể làm tăng nồng độ dopamine trong não bằng cách thực hiện những lời khuyên sau:

1. Muốn tăng dopamine: không nên nghiện một thứ gì

Các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thậm chí cả các hành vi gây nghiện khác như tình dục, shopping có thể làm tổn hại đến dopamine trong não bộ. Điều này là do dopamine có liên quan đến sự kích thích hứng khởi. Hầu như tất cả các chất gây nghiện đều làm tăng hoạt động dẫn truyền thần kinh của dopamine. Bên cạnh đó, cảm xúc khi ta hài lòng, thoả mãn khi đạt được một thứ gì đó sẽ làm tăng sản xuất dopamine trong não. Khi nghiện một thói quen nào đó, bạn thường mong muốn có chúng được nhanh chóng. Điều này về lâu dài sẽ có tác dụng ngược, làm giảm lượng dopamine sản sinh.

Dopamine thấp có thể là một phản ứng với lối sống nghèo nàn không cung cấp đủ nhu cầu con người. Để cải thiện điều này, trước tiên bạn cần tăng chất lượng cuộc sống và tạo cảm hứng vui vẻ, hài lòng về những điều xung quanh. Đồng thời tự bản thân cũng biết cách tiết chế những nhu cầu không cần thiết, kiểm soát mong muốn để không bị nghiện một thứ nào đó!

2. Xây dựng và hoàn thành các mục tiêu cụ thể

Tình trạng thiếu hụt dopamine có thể gây ra khi bạn lo lắng, có cảm giác bị thất bại. Ngược lại, dopamine tăng lên khi bạn tổ chức tốt và hoàn thành được các việc mình sắp xếp, bất kể đó là việc lớn hay nhỏ. Vì vậy, tốt hơn hết bạn hãy chia nhỏ các mục tiêu, sắp xếp chúng theo từng giai đoạn ưu tiên và tập trung thực hiện. Kể cả bạn có thể nhớ công việc của mình, viết chúng ra giấy để lập thành một danh sách các việc phải làm, và gạch đi khi hoàn thành chúng sẽ góp phần làm tăng cường lượng dopamine trong não.

3. Gia tăng dopamine bằng cách sáng tạo

Một trong những vai trò của dopamine là có ảnh hưởng đến khả năng tập trung, trí nhớ trong làm việc và học tập. Trạng thái tập trung cao độ, nảy sinh nhiều ý tưởng và đạt hiệu quả cao trong công việc đạt được khi nồng độ dopamine trong não tăng cao. Vì vậy, bạn nên tham gia các hoạt động sáng tạo như điêu khắc, vẽ, sáng tác văn chương để giúp kích thích sản xuất dopamine và có nhiều cảm hứng trong hoạt động. Phát huy tính sáng tạo chính là cách để bạn gia tăng nồng độ dopamine hiệu quả.

 

Tham gia các hoạt động sáng tạo giúp kích thích sản sinh dopamine

4. Luyện tập thường xuyên

Tập thể dục không chỉ nâng cao thể trạng cơ thể, giảm căng thẳng mà còn làm tăng nồng độ dopamine trong não bộ. Luyện tập thể dục một cách phù hợp và vừa sức sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng, hứng khởi để thực hiện được mọi công việc trong ngày. Chỉ cần giành 30 phút mỗi ngày với các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông… đã có thể tạo ra hiệu ứng đáng kể đối với sức khoẻ của bạn.

5. Xây dựng kế hoạch làm việc

Việc xây dựng một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, bố trí được thời gian luyện tập và chăm sóc sức khỏe bản thân để có đời sống lành mạnh góp phần làm gia tăng nồng độ dopamine đáng kể.

6. Tăng cường thực phẩm giàu Tyrosine

Tyrosine là một trong 22 axit amin quan trọng giúp cấu tạo lên protein trong cơ thể và tạo ra chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, cụ thể là dopamine và norepinephrine. Vì vậy, để tăng nồng độ dopamine trong não bộ bạn nên bổ sung nguồn thực phẩm giàu Tyrosine bao gồm: Hạnh nhân, bơ, chuối, thịt bò, gà, sôcôla, cà phê, trứng, trà xanh, dưa hấu, sữa chua…

7. Nghe nhạc

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao âm nhạc làm cho con người hạnh phúc? Bởi vì nghe nhạc có tác dụng làm tăng nồng độ dopamine. Trong thực tế, các nhà khoa học cho rằng nghe nhạc cũng giống như việc ăn một món ăn yêu thích. Vì vậy, khi bạn nhận thấy cơ thể mệt mỏi, bị xuống tinh thần nên lắng nghe một giai điệu âm nhạc nào đó.

8. Thiền làm gia tăng dopamine trong não

Thiền là một hình thức hiệu quả làm gia tăng nồng độ dopamine nếu biết cách tập. Các bài tập phù hợp sẽ giúp bạn loại bỏ những ảnh hưởng tâm lý, sự lộn xộn trong tinh thần; thay thế vào đó là cảm giác an yên, thỏa mãn giúp bạn thấy mọi thứ tốt đẹp hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Ngồi thiền giúp làm gia tăng nồng độ dopamine trong não bộ

9. Chất bổ sung giúp làm tăng dopamine trong não

Để tăng nồng độ dopamine, bạn có thể sử dụng một số chất bổ sung dưới đây:

-    Acetyl-L-tyrosine: Giúp kích thích não bộ sản xuất dopamine.

-    Curcumin: Một thành phần hoạt chất phổ biến trong các loại gia vị cà ri và nghệ.

-    Ginkgo Biloba: Một chất bổ sung giúp tăng nồng độ dopamine và lưu thông trong não bộ tốt hơn.

-    L-theanine: Làm gia tăng các chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ trong đó có dopamine. Bạn có thể tìm thấy L-theanine trong lá trà xanh.

10. Thải độc- thanh lọc cơ thể làm gia tăng dopamine

Các loại độc tố và vi khuẩn có hại sẽ tác động lên hệ thống miễn dịch và làm hạn chế việc sản xuất dopamine trong cơ thể. Vì vậy, để làm gia tăng nồng độ dopamine bạn nên thanh lọc cơ thể bằng cách tăng cường các loại thực phẩm lên men, ngủ đủ giấc, hạn chế thức ăn béo, nhiều đường.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Trích nguồn: http://www.collective-evolution.com
BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận