Xét nghiệm HbA1c là một công cụ giúp chẩn đoán và sàng lọc bệnh tiểu đường. Trong năm 2018, thay vì đường huyết, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ đã đưa HbA1c trở thành xét nghiệm chính để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường và nguy cơ biến chứng. Nhưng xét nghiệm HbA1c chỉ được công nhận tại phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn Quốc tế, vì vậy tại Việt Nam điều này khó thực hiện hơn.

Xét nghiệm máu HbA1c là gì?

 HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của một người trong 3 tháng trước đó

HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của một người trong 3 tháng trước đó

Hemoglobin (Hb) là thành phần chính ở trong máu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Trong máu, có một lượng đường gắn kết với Hb, tạo thành phức hợp HbA1c.

Đối với người bệnh tiểu đường, chỉ số HbA1c càng cao thì nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường càng lớn. Trong trường hợp người bệnh đang áp dụng các phương pháp điều trị nhưng chỉ số HbA1c vẫn tăng thì cần xem lại mức độ phù hợp của các phương pháp này.

Vì sao chỉ số HbA1c lại cho biết chính xác nồng độ đường huyết trung bình của người bệnh?

Qua quá trình tiêu hóa, các phân tử đường trong thức ăn được phân giải thành đường glucose và được đưa vào trong máu. Các phân tử đường đơn sẽ gắn với các tế bào máu hemoglobin. Do đó, tỷ lệ các tế bào máu có gắn liền với Glucose sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ đường huyết của người bệnh tại thời điểm tiến hành lấy máu xét nghiệm.

Các tế bào máu trong cơ thể tồn tại trong khoảng từ 8 tới 12 tuần trước khi tử vong và bị loại bỏ. Vì vậy, chỉ số HbA1c có thể phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong suốt khoảng thời gian đó và là một chỉ số có thể xác định được tình trạng bệnh tiểu đường của người bệnh với độ chính xác cao.

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chỉ số HbA1c

Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thì người bệnh cần giảm chỉ số HbA1c xuống dưới 48mmol/ L hoặc dưới 6,5%.

Đây là một mục tiêu chung cho bất kỳ người bệnh tiểu đường nào cũng phải phấn đấu thực hiện nếu không muốn đối mặt với biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Kết quả xét nghiệm HbA1c có thể chỉ ra những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang trong giai đoạn tiền tiểu đường hoặc là người khỏe mạnh bình thường. Dựa vào kết quả đo chỉ số HbA1c được liệt kê trong bảng dưới đây, bác sĩ xét nghiệm có thể dễ dàng xác định tình trạng của người tiểu đường.

Bảng kết quả xét nghiệm chỉ số HbA1c

Thang đo chỉ số HbA1c

Thang đo chỉ số HbA1c

Lợi ích của việc giảm chỉ số HbA1c là gì?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, chỉ cần người bệnh tiểu đường giảm 1% chỉ số HbA1c thì nguy cơ biến chứng vi mạch máu sẽ giảm xuống 25%. Những biến chứng vi mạch máu bao gồm biến chứng võng mạc có thể gây mù lòa, biến chứng thần kinh gây tê bì tay chân, lở loét ở tay và chân, biến chứng bệnh thận có thể gây suy thận và bệnh thận mãn tính khác.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu giảm chỉ số HbA1c xuống 1% thì lợi ích nhận được là:

  • Giảm 19% nguy cơ mắc đục thủy tinh thể

  • Giảm 16% nguy cơ suy tim

  • Giảm 43% nguy cơ bị tổn thương thậm chí là tử vong vì biến chứng vi mạch máu

Chỉ số HbA1c được đo như thế nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của người bệnh, thường là vị trí lấy máu ở cánh tay. Mẫu máu sau đó sẽ được đánh dấu và đưa vào phòng thí nghiệm để tiến hành đo chỉ số HbA1c.

Khi nào nên kiểm tra HbA1c?

Theo các chuyên gia về đái tháo đường thì người bệnh tiểu đường nên xét nghiệm HbA1c ít nhất một lần mỗi năm hoặc có thể nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp bạn nghi ngờ bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc căn bệnh tiểu đường, Bạn có thể đến bệnh viện để được tiến hành đo chỉ số HbA1c để chẩn đoán sớm tiểu đường nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này.

Cách ổn định chỉ số HbA1c

Giữ chỉ số HbA1c trong mức mục tiêu giúp hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường 

Giữ chỉ số HbA1c trong mức mục tiêu giúp hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường

Chỉ số HbA1c mục tiêu dành cho người bệnh đái tháo đường là nhỏ hơn 7%. Chỉ số HbA1c càng cao đồng nghĩa với biến chứng liên quan bệnh tiểu đường càng dễ dàng xuất hiện khiến người bệnh gặp nguy hiểm.

Người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên cùng với điều trị theo thuốc đã được bác sĩ kê đơn để làm giảm chỉ số HbA1c về giới hạn an toàn.

Trong một số trường hợp, việc tiến hành đo chỉ số HbA1c có thể sẽ xuất hiện một số sai số với những người bệnh thiếu máu, những người bệnh đang dùng các vitamin bổ sung bao gồm vitamin C và vitamin E, những người bệnh có nồng độ cholesterol trong máu cao, những bệnh nhân mắc bệnh thận và bệnh gan.

Như vậy, chỉ số HbA1c đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh nên thường xuyên tiến hành đo chỉ số HbA1c để biết được tình trạng bệnh của mình, từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp, giúp phương pháp điều trị thêm hiệu quả.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

http://www.diabetes.co.uk/what-is-hba1c.html

http://www.webmd.com/diabetes/guide/glycated-hemoglobin-test-hba1c

BTV Lan Anh

Glutex hỗ trợ chuyển hóa đường và cải thiện chỉ số đường huyết

Bình luận