Suy tim độ 2 nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển nhanh chóng sang suy tim độ 3, độ 4 làm giảm chất lượng cuộc sống và đe dọa tới tính mạng người bệnh. Hiểu rõ về bệnh và biết cách chăm sóc sức khỏe hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa được nhiều rủi ro.

Suy tim độ 2 là nhẹ hay nặng?

Theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York (NYHA), suy tim được chia thành 4 mức độ với độ nặng tăng dần: suy tim độ 1, độ 2, độ 3, độ 4. Trong đó, suy tim độ 2 là mức độ trung bình. Người bệnh suy tim độ 2 thường cảm thấy khó thở, mệt mỏi khi hoạt động gắng sức nhiều và bình thường trở lại sau khi được nghỉ ngơi. Nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả thì trái tim sẽ ngày càng suy yếu và tiến triển sang giai đoạn nặng hơn; các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau tức ngực… sẽ xuất hiện thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn cùng với những biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, đột quỵ…

Các biến chứng của suy tim độ 2

Chức năng tim bị suy yếu sẽ dẫn đến hàng loạt các rối loạn hoạt động tại các cơ quan trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

- Suy gan: Suy tim làm giảm khả năng hút máu trở về tim, máu bị ứ lại tại gan khiến gan bị tổn thương và để lại sẹo, lâu dần có thể gây ra xơ gan, suy gan và người bệnh sẽ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng.

- Suy thận: Suy tim làm giảm lưu lượng máu tới thận dẫn đến giảm chức năng lọc, đào thải độc tố, muối và nước ra khỏi cơ thể gây ra tình trạng phù nề ở người bệnh suy tim.

- Phù phổi cấp: khả năng bơm máu của tim bị suy giảm khiến máu bị ứ lại tại phổi gây ra tình trạng phù phổi cấp với các triệu chứng nghiêm trọng: khó thở dữ dội, khó khăn khi hít vào thở ra, giống như đang chết đuối. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

- Rối loạn nhịp tim: Người bệnh suy tim có thể bị nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, các rối loạn nhịp  thường gặp như rung tâm nhĩ, block nhánh trái, nhịp nhanh thất và rung thất.

- Đột quỵ: Chức năng bơm máu của tim bị suy giảm gây ứ trệ tuần hoàn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn tại mạch máu não, dẫn tới đột quỵ.

Phu-phoi-cap-la-bien-chung-nguy-hiem-do-suy-tim-gay-ra

Phù phổi cấp là biến chứng nguy hiểm do suy tim gây ra

Suy tim độ 2 sống được bao lâu?

Suy tim độ 2 sẽ có tiên lượng tốt hơn và thời gian sống cũng dài hơn suy tim độ 3, độ 4. Tuy nhiên, không thể đưa ra lời giải đáp chính xác cho câu hỏi suy tim độ 2 sống được bao lâu bởi thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nguyên nhân gây suy tim, các bệnh mắc kèm, tuổi tác, lối sống và khả năng đáp ứng với điều trị… Chẳng hạn như suy tim do bệnh cơ tim giãn thường nghiêm trọng và khó điều trị hơn so với suy tim do hở van tim hay bệnh mạch vành. Những người bệnh cao tuổi, sức khỏe kém, mắc kèm nhiều bệnh mãn tính khác cũng có tiên lượng sống xấu hơn so với những người trẻ tuổi.

Giải pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển

Suy tim là bệnh mạn tính, tiến triển trong thời gian dài nên rất khó để có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ bằng cách lưu ý những điều sau đây:

Tuân thủ chỉ định điều trị

Suy tim độ 2 sẽ không nguy hiểm nếu người bệnh tuân thủ tốt chỉ định điều trị của bác sĩ. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người bệnh và các bệnh lý mắc kèm mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc như: thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp, thuốc hạ huyết áp… Người bệnh suy tim độ 2 cần kiên trì sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian, tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc, giảm liều, bỏ liều vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Cùng với các thuốc điều trị, sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược cũng là một giải pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng: khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… do suy tim và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tốt cho tim mạch, vì vậy người bệnh nên lựa chọn sử dụng những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chăm sóc sức khỏe hợp lý

Chìa khóa để ngăn ngừa suy tim tiến triển không chỉ nằm ở việc điều trị mà còn là một lối sống lành mạnh để giảm các yếu tố nguy cơ.

- Không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê...

- Kiểm soát tốt huyết áp, cân nặng và đường huyết.

- Thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường lưu thông máu, cải thiện chức năng tim. Người bệnh suy tim độ 2 nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày 30 phút (đi bộ, đạp xe, tập yoga…), tập với mức độ và cường độ tăng dần, không nên tập luyện quá sức.

- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh với các loại thực phẩm ít chất béo và mỡ động vật; ăn giảm mặn; tăng cường các loại rau xanh và trái cây tươi có chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa.

An-nhieu-rau-xanh-va-trai-cay-tot-cho-tim-mach

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tốt cho tim mạch

Các dấu hiệu cảnh báo suy tim độ 2 trở nặng

Nếu để suy tim chuyển sang giai đoạn 3, 4 thì việc điều trị sẽ trở nên rất khó khăn. Vì vậy, việc nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo suy tim độ 2 trở nặng có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh có thể thăm khám và điều trị kịp thời. Sau đây là những biểu hiện cần lưu ý:

- Khó thở: khó thở ngay cả khi vận động nhẹ nhàng, thậm chí cả lúc nghỉ ngơi.

- Phù chân: đi giày, dép trở nên chật hơn trước, đặc biệt vào buổi chiều.

- Ho và thở khò khè: ho nặng hơn vào ban đêm và khi nằm xuống, đây có thể là dấu hiệu của chứng phù phổi cấp.

- Mệt mỏi: những hoạt động đơn giản thường ngày cũng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức.

Suy tim độ 2 chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nên người bệnh không cần quá lo lắng, nhưng cũng không được phép chủ quan. Bởi nếu không được điều trị đúng cách và chăm sóc sức khỏe hợp lý thì suy tim sẽ trở nặng và người bệnh có thể gặp phải nhiều rủi ro nguy hiểm.

 

Tài liệu tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận