Phình động mạch chủ (ĐMC) là bệnh hay gặp ở người cao tuổi, có thể dẫn đến tắc mạch do huyết khối.

Túi phình động mạch cũng có thể vỡ ra gây mất máu trầm trọng, khiến bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài phút.

Vậy phình động mạch là gì?

Động mạch chủ là mạch máu xuất phát từ tim và là động mạch lớn nhất của cơ thể (từ đây có các động mạch nhỏ hơn để đi đến các cơ quan), gồm hai đoạn: ngực và bụng. Động mạch chủ ngực cung cấp máu cho phần cơ thể phía trên. Động mạch chủ bụng cung cấp máu chủ yếu cho các cơ quan trong ổ bụng và phần dưới cơ thể.

Vì một lý do nào đó, kích thước của nó có thể to ra bất thường ở một đoạn, tạo thành một chỗ phình ra như cái túi, vách của túi phình cũng yếu hơn chỗ khác, dễ nứt vỡ (nhất là ở người bị tăng huyết áp) có thể hình dung như trường hợp một vỏ xe bị nổ lốp. Bên cạnh đó phình động mạch chủ cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Cục máu đông nhỏ có thể phát triển trong khu vực động mạch chủ bị phình. Nếu một cục máu đông vỡ rời khỏi thành bên trong động mạch bị phình và di chuyển đến những vị trí mạch máu nhỏ hơn trong cơ thể có thể gây ra đau hoặc ngăn cản dòng máu đến các cơ quan trong cơ thể như: chân, ngón chân hoặc các cơ quan trong ổ bụng.

Hinh-anh-tai-diem-phinh-dong-mach

Hình ảnh tại điểm phình mạch

Mặc dù là một bệnh nguy hiểm nhưng chứng phình động mạch lại có thể không bao giờ có triệu chứng và nhiều trường hợp phình động mạch chỉ được tìm ra tình cờ khi chụp hình phổi hay bụng.

Vị trí phình động mạch

Các vị trí có thể phình động mạch bao gồm:
• Các động mạch lớn từ tim (động mạch chủ)
• Chứng phình động mạch não (não)
• Phình động mạch chân
• Phình động mạch ở ruột (phình động mạch mạc treo)
• Phình động mạch lách

Nguyên nhân & các yếu tố nguy cơ phình động mạch

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa xác định được rõ ràng và chính xác nguyên nhân gây ra chứng phình động mạch. Ở nhiều trường hợp chứng phình động mạch là bẩm sinh do 1 số khiếm khuyết từ bên trong của thành động mạch. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ gây nên chứng phình động mạch cũng đã được xác định:
- Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phình động mạch. Trong đó tăng huyết áp được cho nguyên nhân lớn nhất gây các chứng phình động mạch.
- Bệnh xơ vữa động mạch cũng có thể dẫn đến sự hình thành của một số chứng phình động mạch.
- Mang thai thường liên quan đến sự hình thành túi phình động mạch lách.

Triệu chứng

Triệu chứng phụ thuộc vào từng vị trí của động mạch bị phình.

Nếu phình động mạch xảy ra gần bề mặt da thường có biểu hiện đau nhói và sưng. Tuy nhiên ở những vị trí sâu trong cơ thể, ví dụ: ở não, thường không có triệu chứng cảnh báo. Chỉ khi động mạch bị vỡ ra mới gây các triệu chứng cấp tính và nghiêm trọng như: chảy máu, tụt huyết áp, kém minh mẫn hay thậm chí đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu và triệu chứng khi vị trí phình ĐM bị vỡ:

Phinh-dong-mach-thuong-gay-ra-cac-con-dau-du-doi

* Đau đột ngột, dữ dội và dai dẳng bụng, ngực hoặc đau lưng.
* Vã mồ hôi.
* Chóng mặt.
* Huyết áp thấp.
* Mạch nhanh.
* Mất ý thức.
* Khó thở.

Chẩn đoán:

Một số phương pháp kiểm tra để chẩn đoán một chứng phình động mạch bao gồm:
• CT scan
• Siêu âm

Điều trị:

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của động mạch bị phình. Các bệnh nhân phình động mạch nên đi khám thường xuyên để xác định mức độ phình động mạch của mình.

Phẫu thuật có thể được cân nhắc lựa chọn khi chứng phình mạch có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu chọn phương pháp này, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng phình động mạch bằng siêu âm định kỳ, thường là 6 đến 12 tháng và bệnh nhân sẽ phải nhập viện ngay khi có cảm giác đau bụng hoặc đau lưng – là dấu hiệu vị trí phình sẽ vỡ.

Cũng có thể có một thủ thuật đơn giản hơn gọi là Nội soi động mạch (endovascular) để điều trị chứng phình động mạch. Các bác sĩ sử dụng một ống tổng hợp đính kèm vào phần cuối của một ống thông đưa thông qua động mạch lớn ở chân và luồn lên thành động mạch chủ đến vị trí phình. Thời gian phục hồi cho những trường hợp nội soi mạch ngắn hơn những người có phẫu thuật mở.

Phòng chống

Kiểm soát huyết áp cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá và kiểm soát nồng độ Cholesterol trong máu ở mức giới hạn sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ phình động mạch và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của nó.

DS. Lê Việt Ánh

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận