Ngừng tim đột ngột có thể do các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh,…

Bệnh nhân đột nhiên ngã quỵ, tim ngừng đập, máu ngừng tưới cho não và các cơ quan trong cơ thể, kết quả chỉ trong 2 giây, bệnh nhân ngừng thở và không bắt được mạch - đó là cơn ngừng tim đột ngột.

Nguyên nhân ngừng tim do đâu?

Nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các cơn ngừng tim đột ngột là do nhịp tim bất thường, khiến hoạt động của tim trở nên hỗn loạn và không thể bơm máu cho các cơ quan trong cơ thể.

Điều kiện có thể gây ra ngừng tim đột ngột:

- Bệnh mạch vành: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngừng tim đột ngột ở những người trên 35 tuổi.

- Bệnh lý của cơ tim: Khiến cơ tim to hơn hoặc dày lên, làm suy yếu chức năng co bóp của tim.

- Hội chứng QT kéo dài và hội chứng Brugada: Là rối loạn hệ thống điện của tim có thể gây ra nhịp tim bất thường.

- Hội chứng Marfan: Rối loạn di truyền này làm tim hoạt động liên tục và trở nên suy yếu.

- Bệnh tim bẩm sinh: Thậm chí nếu bệnh nhân đã từng phẫu thuật tim thì họ vẫn có nguy cơ bị ngừng tim đột ngột.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị ngừng tim bao gồm:

- Giới tính: Nam giới có nhiều nguy cơ bị ngừng tim hơn phụ nữ.

- Tuổi: Nam trên 45 tuổi và nữ trên 55 tuổi có nguy cơ bị ngừng tim cao hơn.

- Tiền sử bản thân hoặc người nhà ngừng tim hoặc nhồi máu cơ tim.

Cach-xu-tri-khi-ngung-tim-dot-ngot
Cách xử trí khi ngừng tim đột ngột

Cách xử lý ngừng tim đột ngột

Với hành động nhanh chóng, bệnh nhân có thể sống sót sau cơn ngừng tim đột ngột. Bệnh nhân lập tức phải được hồi sức tim phổi (CPR) và điều trị bằng máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED) trong vòng vài phút. Giáo sư tim mạch Gregg Fonarow tại đại học y khoa UCLA's David Geffen cho biết: "Mỗi một giây" xử trí là một chìa khóa quan trọng để cứu sống bệnh nhân".

Gọi ngay cấp cứu nếu có các triệu chứng:

- Đau ngực

- Khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hoặc hàm.

- Khó thở không rõ nguyên nhân

Trong thời gian chờ cấp cứu, người nhà cần theo dõi phản xạ của bệnh nhân, nếu xảy ra bất tỉnh hoặc ngừng thở cần làm hô hấp nhân tạo nhằm giúp máu lưu thông lên não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Nếu bạn là người có nguy cơ cao?

Đến cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được lời khuyên về sử dụng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống hoặc phương pháp điều trị khác. Đồng thời, một người trong gia đình cần phải được đào tạo về hô hấp nhân tạo trong trường hợp phải sơ cứu khẩn cấp.

Cấy máy khử rung ICD (implantable cardioverter-defibrillator) dưới da gần tim giúp ngăn ngừa ngừng tim đột ngột ở người có nguy cơ cao. Thiết bị này sẽ theo dõi nhịp tim, nếu phát hiện nhịp tim bất thường, máy sử dụng xung điện để khôi phục lại nhịp tim bình thường.

Ngừng tim đột ngột đôi khi xảy ra ở những người không có tiền sử bệnh tim hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Tuy nhiên nhiều thống kê cho thấy, hầu hết những người sống sót sau cơn ngừng tim nhận ra rằng họ đã từng có các triệu chứng của cơn ngừng tim nhưng lại bỏ qua chúng.

Ngừng tim đột ngột ở vận động viên

Ngừng tim đột ngột đôi khi tấn công các vận động viên có vẻ khỏe mạnh, do họ bị mắc các bệnh về tim mạch nhưng lại không được chẩn đoán trước, ví dụ như bệnh cơ tim. Ông Christine Lawless chủ tịch trường Đại học Thể thao Tim mạch Mỹ khuyến cáo, thanh thiếu niên luyện tập thể thao chuyên nghiệp cần được sàng lọc bệnh tim tiềm ẩn, dựa vào tiền sử gia đình, cá nhân, cùng với kỳ thi thể lực.

“Phát hiện sớm vấn đề có thể ngăn ngừa biến cố tim mạch nghiêm trọng như ngừng tim đột ngột”, Lawless nói.

Theo Jen Uscher - WebMD Feature

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận