Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành, huyết khối…. cao hơn gấp 2 lần so với người chưa mãn kinh.

Bình thường, cơ thể người phụ nữ tiết ra một loại nội tiết tố nữ, gọi là estrogen, được ví như một “hormone kỳ diệu” tạo ra những đặc trưng của giới tính nữ. Nó giúp phát triển hoàn thiện các chức năng sinh lý của bộ phận sinh dục, tăng ham muốn và khả năng thụ thai, giúp tạo ra những đường cong quyến rũ và thân hình mềm mại cho người phụ nữ. Đồng thời, nó cũng tác động tới nhiều bộ phận khác, giúp bảo vệ hệ tim mạch và các tế bào thần kinh, tham gia điều hòa các chức năng trong cơ thể.

Đối với hệ tim mạch, estrogen được cho là một chất bảo vệ mạch máu tự nhiên, giúp điều hòa vận chuyển ion, đặc biệt là ion canxi vào tế bào; ngăn ngừa xơ vữa động mạch do ngăn cản quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu; ngăn cản tạo huyết khối; giảm sức căng cơ trơn thành mạch; làm giãn mạch, tăng lưu lượng động mạch vành, và chống tăng huyết áp. Bởi vậy, khi hàm lượng estrogen bị giảm sút trong giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch.

Ở giai đoạn mãn kinh hàm lượng estrogen bị giảm sút

Hàm lượng estrogen cao nhất ở phụ nữ độ tuổi dậy thì và thai kỳ, sau đó giảm sút mạnh vào thời từ sau tuổi 30. Và cứ 10 năm thì giảm 15% cho đến khi 55 tuổi chỉ còn 10% so với thời trẻ.

 Ở giai đoạn mãn kinh hàm lượng estrogen bị giảm sút
Ở giai đoạn mãn kinh hàm lượng estrogen bị giảm sút

Ở giai đoạn mãn kinh (thường có độ tuổi trung bình là 51, hoạt động của buồng trứng bị suy giảm, sản xuất hormon estrogen ít hơn và cuối cùng ngưng hẳn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều sự thay đổi trong cơ thể phụ nữ, gây rối loạn kinh nguyệt, giảm chức năng sinh lý, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, đồng thời ảnh hưởng tới hệ tim mạch, tâm thần kinh, gây mất ngủ, giảm trí nhớ, nhức đầu, bốc hỏa từng cơn, khiến cơ thể chị em trở nên mệt mỏi, sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Theo thống kê, cứ 5 phụ nữ thì có một người bị xáo trộn tâm, sinh lý không thể chịu đựng nổi, số còn lại trong trạng thái thay đổi ít nhiều.

Mãn kinh làm tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ

Các thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ đã mãn kinh cao gấp 2 – 4 lần so với những phụ nữ cùng độ tuổi nhưng chưa mãn kinh. Trong đó, bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân tử vong nhiều nhất, chiếm tới trên 45% các trường hợp.

Việc giảm sút estrogen làm tăng áp lực lên tiểu động mạch và giảm khả năng đàn hồi của mạch máu, dẫn đến tăng sức cản ngoại vi của mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng như tim và não....

Đặc biệt, sự giảm sút estrogen làm ảnh hưởng đến hoạt động điều hòa cholesterol máu, dẫn đến nồng độ triglycerid và LDL-c (cholesterol xấu) trong máu tăng lên, trong khi đó nồng độ HDL-c (cholesterol tốt) lại giảm rõ rệt. Từ đó, gia tăng tỷ lệ phát sinh các vấn đề về tim mạch ở phụ nữ, như xuất hiện các mảng xơ vữa mạch, bệnh mạch vành, huyết khối, và làm tăng huyết áp.

Phụ nữ mãn kinh cần làm gì để hạn chế nguy cơ tim mạch?

Là phụ nữ, ai cũng sẽ phải bước vào giai đoạn mãn kinh và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về sự thay đổi tâm sinh lý, cũng như những nguy cơ bệnh tật nguy hiểm. Để có thể trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, người phụ nữ cần tự giúp mình bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phụ nữ giảm nguy cơ tim mạch trong thời kỳ mãn kinh

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phụ nữ giảm nguy cơ tim mạch trong thời kỳ mãn kinh

Chế độ dinh dưỡng cần bảo đảm đầy đủ và cân đối các chất: Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin B1, B6, B12, E, A…. Ăn nhiều trái cây để tăng lượng magnesium, qua đó làm tăng lượng serotonin để giúp giảm stress; dùng nhiều các loại quả giàu kali như cam, quýt, chuối; ăn nhiều chất xơ có trong bánh mì, ngũ cốc, trái cây tươi, rau xanh. Nên bổ sung các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên như đậu nành. Tránh các thức ăn có nhiều muối, mỡ; tránh các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá. Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Về tinh thần, phải luôn giữ được thái độ lạc quan, tư duy nhẹ nhàng, tự tạo cho mình một cuộc sống vui vẻ, thoải mái, tránh những lo âu phiền muộn; ngủ đủ giấc, đảm bảo 7 tiếng ngủ sâu mỗi ngày.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người phụ nữ cần có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì sự dẻo dai của hệ cơ xương và giúp máu lưu thông, tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp như đi bộ, chạy nhẹ, chơi cầu lông, bóng bàn, tenis… mỗi ngày 30 phút, sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giữ tinh thần lạc quan, minh mẫn và giảm thiểu các nguy cơ về tim mạch.

Trích nguồn: suckhoedinhduong.com.vn

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận