Phát hiện tiểu đường (đái tháo đường) với mức đường huyết cao tới 16.7 mmol/l, làm cách nào mà một người bệnh tiểu đường có thể giảm được đường huyết, HbA1C và tạm thời ngưng sử dụng thuốc điều trị? Hãy cùng dõi theo câu chuyện của anh Scot Lester trong bài viết này.

Scot Lester đã gia nhập vào Diễn đàn Đái Tháo Đường Vương quốc Anh (Diabetes.co.uk) sau khi biết mình bị mắc đái tháo đường type 2 vào năm 37 tuổi.

Kể về hoàn cảnh phát hiện mắc bệnh của mình, Lester nói: “Vào khoảng tháng 5/2012, tôi thấy mệt mỏi rất nhiều vào buổi chiều, thậm chí mệt lịm và ngủ thiếp đi. Thật không may, lúc đó chỉ có đứa con trai 4 tuổi ở nhà. Cho đến tối, vợ tôi mới trở về và cô ấy đã đưa tôi đến bác sĩ.”

Scot Lester và con trai

Scot Lester và con trai

Bị tiểu đường là cú sốc lớn đối với tôi

Kết quả xét nghiệm đã có, đường huyết của Lester là 16.7 mmol/l và chỉ số HbA1C là 11.7%. Khi bác sĩ cho biết Lester đã mắc tiểu đường, anh không giấu nổi lo lắng và buồn rầu. Bố mẹ anh đều mắc tiểu đường type 2 và họ đã không còn nữa. Lester cũng cảm thấy rất đường đột, bởi anh không hề có những biểu hiện như đi tiểu nhiều hay khát nước như bố mẹ anh trước kia, anh chỉ mệt mỏi thôi.

Bắt đầu bằng một chế độ ăn giảm carbohydrate

Bác sĩ điều trị đã kê cho Lester uống Metformin 850mg và dặn anh ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày. Về nhà, anh tìm kiếm thông tin trên Google và viết tất cả những việc người đái tháo đường type 2 cần làm ra một cuốn sổ nhỏ.

“Trước đây tôi là một tín đồ trung thành của bánh mì và đồ ngọt” - Lester nói. Nhưng anh cũng hiểu rằng bản thân sẽ phải rời xa những món ăn yêu thích này nếu muốn sống lâu dài với bệnh tiểu đường. Bố mẹ anh đã bị tiểu đường trước đó nên anh không quá xa lạ với chế độ ăn giảm carbohydrate (tinh bột) mà mọi người vẫn hay nói để kiểm soát đường huyết.

Mỗi ngày Lester không ăn quá 35g carbohydrate, anh cũng dùng ứng dụng trên điện thoại thông minh để kiểm tra lượng carbohydrate trong thực phẩm trước khi ăn. Lester đã sắm luôn cho mình một chiếc máy đo đường huyết tại nhà, đo đường huyết trước và sau mỗi bữa ăn.

Một tuần sau khi kỷ luật với chế độ ăn mới, đường huyết của anh giảm xuống 10 mmol/l và bác sĩ điều trị cho anh nói mức đường huyết giảm rất tốt.

Tập thể dục giúp tôi giảm đường huyết hiệu quả hơn

Nhận được những kết quả tích cực nhờ điều chỉnh chế độ ăn, Scot Lester càng có thêm nhiều động lực xây dựng những thói quen tích cực. Từ một người rất ít khi tập thể dục, giờ đây Lester luôn có mặt tại phòng tập 2 lần mỗi tuần. Các ngày còn lại, anh đi bộ nhẹ nhàng tại khu vực gần nhà.

Dần dần, đường huyết của anh cải thiện tích cực. Bác sĩ đã giảm liều thuốc cho Lester xuống. Anh chỉ cần uống Metformin 500 mg 1 lần mỗi ngày.

Nhờ kiên trì, chỉ số HbA1C của tôi đã giảm chỉ còn 5.5%

Hơn 3 tháng sau đi khám lại, kết quả xét nghiệm HbA1C giảm xuống 5.5% khiến anh thực sự vui mừng. Lester biết đây là chỉ số cảnh báo biến chứng tiểu đường và anh nên duy trì nó dưới 6% nếu không muốn bị biến chứng “hỏi thăm” sớm.

“Chúng ta sẽ xem xét để anh không cần uống Metformin nữa nếu 3 tháng tiếp theo anh vẫn giữ được mức HbA1C như vậy. Tôi tin là anh sẽ làm được điều đó bởi vì anh đã thực hiện lối sống rất tốt trong thời gian qua” - Bác sĩ điều trị cho Lester nói.

Tất cả những kết quả tuyệt vời mà Scot Lester có được hoàn toàn đến từ sự kỷ luật trong việc dùng thuốc, ăn uống và tập thể dục. Liệu câu chuyện đó có truyền được cảm hứng cho bạn?

Hãy liên lạc với chúng tôi theo số 0981.238.218 nếu bạn cần trợ giúp trong quá trình điều trị đái tháo đường.

Biên tập viên Đông Tây.

Biên soạn dựa trên lời kể của bệnh nhân:

https://www.diabetes.co.uk/real-life-stories/scot-lester.html

Bình luận