Bàn chân có thể sưng đau và những vết loét da khó liền là một trong những hậu quả của quá trình tổn thương các dây thần kinh và mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra. Bất cứ ai mắc bệnh đều có thể bị viêm loét bàn chân, tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc đôi bàn chân khỏe mạnh và kiểm soát lượng đường huyết ổn định, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngặn được nguy cơ này. Đó cũng chính là lý do vì sao mà trong 20 năm qua, số người bệnh phải cắt cụt chân đã giảm đáng kể, tỷ lệ xuống dưới mức 50%.

Dấu hiệu nhận biết viêm loét bàn chân do bệnh tiểu đường

Vết loét bàn chân không khó phát hiện, thường xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc đầu ngón chân cái. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của loét bàn chân là chảy dịch nhờn, để lại vết ố trên tất hoặc miếng thấm bên trong giày của bạn. Khi vết loét phát triển, chúng có màu đỏ, hình phễu tương tự như miệng của một cái núi lửa, lớp da xung quanh sẽ bị dày lên và chai lại, tạo vảy màu đen và các mô tế bào bắt đầu hoạt tử. Với trường hợp bị nhiễm trùng kèm theo, vết loét lan rộng, tổn thương sâu bên trong đến tận gân, xương.

Khi dây thần kinh bị tổn hại nhiều, người bệnh có thể không nhận thấy đau và khó nhận ra rằng mình đã bị viêm loét bàn chân, điều này đặc biệt nguy hiểm ở người tàn tật hoặc người lớn tuổi, phát hiện bệnh muộn có thể dẫn đến phải cắt cụt chân. Do vậy, khi thấy chân mẩn đỏ, sưng tê đau hoặc chảy mủ, có mùi hôi thì cần tới ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Ngay-khi-phat-hien-vet-loet-ban-chan-nguoi-tieu-duong-can-toi-benh-vien-tham-kham
Ngay khi phát hiện vết loét bàn chân, người tiểu đường cần tới bệnh viện thăm khám

Cách ngăn ngừa loét bàn chân do bệnh tiểu đường hiệu quả

Chiến lược tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bao gồm loét chân, là kiểm soát chặt chẽ lượng đường máu qua một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc bàn chân đúng cách sẽ giúp ngăn chặn những vấn đề với bàn chân của bạn. Hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có thể tự bảo vệ một đôi chân của mình một cách khỏe mạnh:

-    Kiểm tra bàn chân mỗi ngày một lần: Khi mắc bệnh tiểu đường, da có thể dễ bị khô dẫn đến nứt nẻ, chai cứng. Do đó, hãy kiểm tra và theo dõi thường xuyên khi bàn chân vết nứt, xước chảy máu hoặc mụn nước, loét, đỏ, sưng đau. Bạn có thể sử dụng một chiếc gương cầm tay hoặc đặt trên sàn để nhìn được toàn bộ bề mặt da trên bàn chân.

-    Rửa chân hàng ngày: Hãy rửa chân trong nước ấm mỗi ngày một lần. Lau khô nhẹ nhàng, đặc biệt là giữa các ngón chân. Sử dụng một viên đá bọt để chà nhẹ nhàng trên da nơi vết chai dễ hình thành. Rắc bột talc hoặc bột bắp giữa các ngón chân để giữ cho làn da khô. Sử dụng một loại kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da trên các đầu và kẽ bàn chân để giữ cho làn da luôn mềm mại, tránh nứt nẻ chảy máu.

Cham-soc-ban-chan-la-mot-cach-de-phong-bien-chung-loet-do-tieu-duong-hieu-qua

Chăm sóc bàn chân là một cách để phòng biến chứng loét do tiểu đường hiệu quả

-    Tập thể dục cho bàn chân: Đây là cách tốt nhất để tránh bị chuột rút cơ bắp. Bạn có thể thực hiện động tác nâng cao chân, trỏ và cuộn ngón chân trong 5 giây, lặp lại 10 lần. Xoay cổ chân để thư giãn và nới lỏng các khớp vùng mắt cá chân.

-    Massage chân: Chỉ mất vài phút để massage bàn chân vào cuối ngày, kết hợp sử dụng kem dưỡng da, dưỡng ẩm đúng cách, không chỉ khiến bạn có cảm giác thoải máu mà còn giúp giảm căng thẳng, tăng lưu thông máu và làm trẻ hóa làn da chân sau mỗi ngày.

-    Không nên tự loại bỏ vết chai hoặc mụn mọc trên bàn chân: Để tránh tổn thương cho làn da của bạn, không nên sử dụng bấm móng tay, kéo cắt vết chai cứng hoặc mụn cóc. Không sử dụng chất tẩy mụn cóc bằng hóa học. Thay vào đó là đi khám bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp. Chỉ một vết thương nhỏ trên da cũng có thể tiến triển thành một vết loét, lan rất nhanh chỉ sau 1 ngày.

Dưới đây là một số hướng dẫn bổ ích của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương về xử trí chai chân ở người tiểu đường. Bạn hãy dành 3 phút xem hết video để biết được cách xử trí đúng đắn bạn nhé!

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí chai chân ở bệnh nhân tiểu đường

-    Cắt móng tay, chân một cách cẩn thận: Có thể nhờ một người khác trợ giúp nếu bạn không thể tự cắt móng tay của mình.

-    Đừng đi chân đất: Để ngăn ngừa những thương tích không đáng có cho đôi chân của bạn, không nên đi chân trần trong nhà hay bất cứ đâu.

-    Nâng chân: Bàn và mắt cá chân có thể bị sưng lên nếu ngồi quá lâu trong cùng một tư thế, hoặc phải đứng nhiều khi mua sắm, nấu nướng… Hãy nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi, nâng cao chân để giảm sưng.

-    Đi tất/vớ khô, sạch sẽ:Bạn có thể sử dụng tất/vớ làm bằng sợi bông và acrylic đặc biệt không nylon để thấm hút tốt mồ hôi. Tránh đi tất quá chật, khả năng co giãn kém có thể làm giảm lưu thông tuần hoàn máu dưới chân và gây kích ứng da của bạn.

Di-giay-tat-vua-van-giup-nguoi-tieu-duong-giam-nguy-co-loet-ban-chan
Đi giày tất vừa vặn giúp người tiểu đường giảm nguy cơ loét bàn chân

-    Mua giày vừa vặn đôi chân: Mua giày với kích cỡ thoải mái và có đệm gót, đầu ngón chân. Tránh mang giày quá chật, giày cao gót. Khi bị đái tháo đường nhiều năm, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng giày được thiết kế đặc biệt (giày chỉnh hình) tương ứng với hình dạng chính xác của bàn chân, đệm lót và phân bố đều trọng lượng trên đôi chân của bạn.

-    Không hút thuốc: Khói thuốc gây co mạch, làm giảm sự lưu thông máu và giảm lượng oxy trong máu. Khi tuần hoàn máu giảm sẽ khiến những vết thương trở nên trầm trọng và khó lành hơn so với bình thường. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cần giúp đỡ để bỏ hút thuốc lá.

-    Lịch kiểm tra sức khỏe và đôi bàn chân thường xuyên. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra bàn chân của bạn khi có các dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh, tuần hoàn máu kém hoặc các vấn đề khác ở chân. Kiểm tra chân ít nhất mỗi năm một lần hoặc thường xuyên hơn nếu bác sĩ đề nghị.

-    Tới gặp bác sĩ ngay khi bàn chân bị đau hoặc xuất hiện vết thương lâu lành để có hướng xử lý kịp thời.

Đau và loét bàn chân khi bị tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ tàn phế nếu không kiểm soát tốt đường huyết của mình. Tuy nhiên, bạn có thể đảo ngược tình thế nếu áp dụng đúng “những tiêu chuẩn vàng” trong việc chăm sóc đôi bàn chân khỏe mạnh.

Theo nguồn: mayoclinic, healthline, apma

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận