Tổn thương thần kinh là biến chứng khá phổ biến của bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, rất nhiều người bệnh vẫn còn khá mơ hồ về nó. Sau đây là những thắc mắc thường gặp về biến chứng thần kinh đái tháo đường và giải đáp của các chuyên gia.

Bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường là gì?

Bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường (Diabetic peripheral neuropathy) là các tổn thương của hệ thần kinh ngoại biên gây ra bởi bệnh đái tháo đường.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên đái tháo đường có thể gây ra các triệu chứng: tê bì, cảm giác có kiến bò ở bàn tay, bàn chân…. Tuy nhiên, những dấu hiệu thường bị bỏ qua, làm bệnh không được điều trị tại giai đoạn sớm. Qua thời gian, tổn thương lan sâu vào phần sợi trục của các tế bào thần kinh sẽ dẫn tới cảm giác đau, nóng, bỏng rát và dần mất cảm giác nhận biết nóng lạnh. Theo ước tính, khoảng 50% người bệnh đái tháo đường gặp phải biến chứng này, phổ biến nhất là ở những người đã mắc bệnh ít nhất 25 năm.

Cac-dau-hieu-nhan-biet-bien-chung-than-kinh-ngoai-bien-dai-thao-duong

Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thần kinh ngoại biên gây tê bì chân tay

Biến chứng thần kinh tự chủ do đái tháo đường là gì?

Không chỉ làm tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, bệnh đái tháo đường còn gây hư hại hệ thống dây thần kinh tự chủ (dây thần kinh thực vật) giúp chi phối các hoạt động tự động như co giãn mạch máu, điều hòa huyết áp, điều hòa tuyến tiết (mồ hôi, nước bọt, tiết niệu)…

Sự tổn thương của hệ thần kinh tự chủ không giống nhau ở mỗi người. Tùy thuộc vào mức độ, vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng:

- Rối loạn nhịp tim khi nghỉ ngơi: Dây thần kinh chi phối hoạt động của tim bị ảnh hưởng, làm người bệnh có cảm giác tim đập nhanh, sau đó đập chậm luân phiên nhau.

- Rối loạn bài tiết: Người bệnh có thể bị tiểu tiện không tự chủ, rối loạn quá trình tiết mồ hôi khiến mồ hôi tiết ra nhiều vào ban đêm hoặc giảm tiết mồ hôi…

- Rối loạn tiêu hóa: Cảm giác đầy trướng, khó tiêu, chán ăn, nôn, buồn nôn, táo lỏng thường xuyên, khó nuốt, ợ nóng…

- Rối loạn tình dục: Phụ nữ thường bị khô âm đạo do giảm tiết dịch nhờn, giảm ham muốn tình dục; nam giới khó đạt được và duy trì sự cương cứng của dương vật, rối loạn quá trình xuất tinh ở nam…

Bệnh đái tháo đường làm hư hại thần kinh như thế nào?

Bệnh đái tháo đường gây thiệt hại tất cả các mạch máu trên cơ thể, trong đó các các mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh. Nếu không đủ oxy, dinh dưỡng, dây thần kinh sẽ bị hư hỏng, không còn khả năng truyền đạt thông tin đến não và các khu vực khác trên cơ thể. Chẳng hạn, một số dây thần kinh gửi tín hiệu không đúng thời điểm, tín hiệu không phù hợp, không chính xác, hoặc không thể truyền tải tín hiệu.

Bên cạnh đó, sự tích tũy một loại đường đôi là sorbitol khi đường huyết tăng cao, kết hợp với quá trình stress oxy hóa tế bào đã thúc đẩy nhanh quá trình tổn thương của hệ thống thần kinh, từ đó dẫn tới các rối loạn trên toàn hệ thống.

Stress-oxy-hoa-la-nguyen-nhan-chinh-khien-nguoi-tieu-duong-bi-bien-chung-than-kinh
Stress oxy hóa là nguyên nhân chính khiến người tiểu đường bị biến chứng thần kinh

 

Bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường có thể phòng tránh?

 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữ mức đường huyết ổn định là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường, không ngoại trừ biến chứng thần kinh.

Ở các nước châu Âu và châu Mỹ từ nhiều năm trước đã sử dụng Alpha lipoic acid (ALA) để phòng ngừa và điều trị biến chứng thần kinh do đái tháo đường. Có được tác dụng này là nhờ lợi thế ALA thấm tốt vào mô thần kinh, giúp phục hồi hoạt động của các tế bào bị hư hỏng, hạn chế gián đoạn quá trình dẫn truyền thần kinh. Đồng thời ALA còn giúp điều hòa đường huyết nhờ tác dụng tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào, giảm sản xuất glucose từ gan.

Tại Việt Nam, một số sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường kết hợp giữa ALA cùng các thảo dược quý: Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, đã khai thác triệt để lợi thế của Tây và Đông y, giúp ngăn chặn sớm các rủi ro mà người bệnh đái tháo đường phải đối mặt.

Thao-duoc-Dong-Y-Cau-ky-tu-Hoai-son-Mach-Mon
Thảo dược Đông Y như Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch Môn... 

 

Bệnh thần kinh đái tháo đường có thể chữa khỏi?

 

Việc điều trị biến chứng thần kinh đái tháo đường rất khó, nhưng không có nghĩa là không thể kiểm soát. Các phương pháp điều trị hiện nay đều hướng tới mục tiêu làm giảm triệu chứng của bệnh. Phụ thuộc vào triệu chứng ghi nhận được, thời gian xuất hiện và mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ có các chỉ định khác nhau, chẳng hạn như sử dụng thuốc uống, thuốc bôi ngoài hoặc thuốc tiêm.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác như tập thiền, châm cứu, liệu pháp phản hồi sinh học…

Tại sao bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới bàn chân?

Bệnh thần kinh đái tháo đường có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bàn chân. Các tổn thương thần kinh gây mất cảm giác, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm và loét. Ngoài ra, các vấn đề về tuần hoàn do mạch máu bị hư hỏng cũng làm tăng nguy cơ gặp biến chứng ở bàn chân. Lưu thông máu xuống chân giảm khiến cho các vết thương chậm lành. Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây loét, hoại tử bàn chân nếu không được điều trị đúng cách.

Người bệnh đái tháo đường nên chăm sóc bàn chân như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và tuân thủ lối sống lành mạnh thì chăm sóc đôi bàn chân cũng là một nhiệm vụ quan trọng của người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là người đã có biến chứng thần kinh ngoại biên.

Các nguyên tắc chăm sóc bàn chân cho người bệnh đái tháo đường:

- Kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện các vết loét, vết thương ở bàn chân

- Lựa chọn các loại giày, dép thoải mái, không chà xát vào chân hoặc gây mụn

- Sử dụng nước ấm để rửa chân (không dùng nước quá nóng)

- Không bao giờ đi chân đất

- Bảo vệ đôi chân trong nhiệt độ khắc nghiệt, chẳng hạn như đi tất trong trời lạnh, đi giày khi ra ngoài trời nắng nóng.

- Giữ ẩm cho da chân bằng các sản phẩm dưỡng ẩm. Lưu ý, không bôi kem dưỡng ẩm giữa các kẽ ngón chân.

- Cắt móng chân mỗi tuần một lần. Nên cắt sau khi vệ sinh bàn chân vì lúc đó móng chân mềm và dễ cắt.

Sự tổn thương do biến chứng đái tháo đường là khó tránh khỏi, nhưng bằng cách kết hợp giữa nhiều giải pháp, tuân thủ lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn làm chậm quá trình tiến triển biến chứng, từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống.

 

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:
http://www.medicinenet.com/diabetic_neuropathy_quiz/faq.htm
http://www.medicinenet.com/diabetic_neuropathy/page2.htm
BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận