Người bệnh tiểu đường khi bị cúm sẽ làm cho việc kiểm soát trở nên khó khăn và dễ gặp các biến chứng cấp tính nguy hiểm.

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc cúm cao gấp 3 lần so với người bình thường. Cúm là một căn bệnh về đường hô hấp do vi-rút cúm gây ra, bệnh dễ dàng lây lan từ người này qua người khác thông qua hoạt động ho và hắt hơi của người bệnh.

Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào tới người bệnh tiểu đường?

Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ sản sinh ra nhiều tác nhân độc hại, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến họ dễ bị nhiễm vi rút cúm và khó điều trị hơn người bình thường.

Người bệnh tiểu đường khi bị cúm sẽ làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn, và rất dễ gặp các biến chứng cấp tính nguy hiểm như hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, do nhiễm toan ceton, hoặc viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Những ảnh hưởng xấu của bệnh cúm lên người bệnh tiểu đường bao gồm:

Cúm là tác nhân thúc đẩy biến chứng tiểu đường

Cúm là tác nhân thúc đẩy biến chứng tiểu đường

- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy… làm cơ thể bị mất nước, khiến lượng đường trong máu tăng cao.

- Chán ăn, không muốn ăn hoặc không có cảm giác ngon miệng trong ăn uống, sẽ làm tăng nguy cơ bị biến chứng hạ đường huyết cấp.

- Bệnh cúm làm cho bệnh nhân luôn trong tình trạng căng thẳng quá mức, có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều ceton, từ đó tăng nguy cơ mắc biến chứng hôn mê do nhiễm toan ceton.

- Một số thuốc điều trị cúm có chứa đường cũng có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

- Bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Làm gì để phòng tránh cúm cho người bệnh tiểu đường?

- Thường xuyên rửa tay đúng cách (ít nhất là 20 giây với xà phòng và nước).

- Tránh đám đông và hạn chế ra khỏi nhà nếu bị cúm.

- Nên dùng giấy hoặc tay để che miệng khi ho, hắt hơi.

- Uống nhiều nước, từng ngụm nhỏ để bổ sung lượng nước bị mất do nôn, tiêu chảy.

- Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

- Gặp ngay bác sĩ để được tư vấn khi có nghi ngờ bị cúm.

- Khi bị bệnh cần theo dõi đường huyết của bạn một cách sát sao hơn khoảng 3 – 4 tiếng 1 lần.

- Chọn các loại thuốc điều trị cúm không có đường để tránh nguy cơ tăng đường huyết.

- Ở nước ngoài bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo tiêm phòng vacxin cúm, nhưng ở Việt Nam thì biện pháp này chưa được chú trọng.

Đừng để bệnh cúm gây cản trở trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường của mình. Hãy luôn nhớ rằng, chế độ dinh dưỡng tốt và một chế độ tập luyện phù hợp sẽ là cách phòng tránh bệnh cúm và các biến chứng của tiểu đường hiệu quả nhất.

DS Đông Tây

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận