Tuy là bệnh lý tiêu hoá phổ biến nhưng đến nay, nhiều người bệnh vẫn băn khoăn sỏi mật là gì, có nguy hiểm không. Thực tế, sỏi mật có nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật, xơ gan… Mức độ nguy hiểm của sỏi mật phụ thuộc vào vị trí sỏi, kích thước và sức khỏe người bệnh. Câu trả lời đầy đủ nhất cho vấn đề “Sỏi mật có nguy hiểm không” có trong bài viết sau.

Sỏi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Sỏi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Nhiều chuyên gia nhận định sỏi mật có nguy hiểm vì dễ gây ra biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật, ung thư túi mật, tắc mật hoàn toàn, xơ gan, suy gan… 

80% người bệnh sỏi mật không có triệu chứng, 20% còn lại chỉ biểu hiện mơ hồ, dễ nhầm lẫn với đau dạ dày hay sỏi thận. Trong khi đó, sỏi mật vẫn âm thầm tăng kích thước theo thời gian, khi người bệnh phát hiện ra thì sỏi đã gây biến chứng. Đây cũng là lý do khiến sỏi mật thêm nguy hiểm vì người bệnh thường chủ quan hoặc dễ bỏ qua thời điểm vàng để điều trị.

Muốn đánh giá chính xác mức độ bệnh sỏi mật có nguy hiểm không phải xét đến các yếu tố như hình dạng sỏi (viên hay bùn), vị trí sỏi (sỏi túi mật hay sỏi đường mật), kích thước cũng như tình trạng sức khoẻ của người bệnh. 

Trong đó, vị trí hình thành và kích thước sỏi là quan trọng nhất để chẩn đoán biến chứng mà sỏi mật có thể gây ra.

Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật chiếm đến 80% trường hợp bị sỏi mật nên vấn đề bị sỏi túi mật có nguy hiểm không được nhiều người bệnh quan tâm.

Sỏi túi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, hoại tử túi mật, ung thư túi mật, vỡ túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu… 

Trong đó, viêm túi mật là biến chứng phổ biến nhất do sỏi túi mật gây ra. Ban đầu, sỏi di chuyển và làm tổn thương niêm mạc túi mật, gây ra các đợt viêm túi mật cấp tính với triệu chứng đau nhói hạ sườn phải, sốt cao, ớn lạnh… Theo thời gian, các đợt cấp tính tái phát nhiều lần sẽ trở thành viêm túi mật mạn tính, làm túi mật mất chức năng (giảm khả năng co bóp và tống đẩy dịch mật, thành túi mật dày). 

Dù sỏi túi mật gây ra bất kỳ biến chứng nào thì nguy cơ người bệnh phải phẫu thuật cắt túi mật vẫn cực kỳ cao. Việc loại bỏ đi một bộ phận của cơ thể chưa bao giờ là quyết định dễ dàng. Nhất là khi không còn túi mật, những di chứng để lại trên hệ thống gan mật vẫn có thể tồn tại lâu dài về sau.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như chức năng túi mật, kích thước sỏi, tuổi tác, bệnh lý mắc kèm (tiểu đường, gan nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu)… cũng ảnh hưởng đến việc sỏi trong túi mật có nguy hiểm không.

Sỏi đường mật có nguy hiểm không?

Tuy sỏi đường mật không phổ biến bằng sỏi túi mật nhưng biến chứng mà dạng sỏi này gây ra nguy hiểm hơn nhiều. Có thể kể đến như viêm đường mật, viêm mủ đường mật, giãn đường mật, xơ hóa đường mật, ung thư đường mật, áp xe gan, xơ gan, ung thư gan, viêm tụy cấp, nhiễm trùng máu,... Đây đều là các biến chứng cấp cứu và cần xử trí tại viện, nếu không có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Viêm đường mật là biến chứng thường gặp nhất do sỏi đường mật gây ra

Viêm đường mật là biến chứng thường gặp nhất do sỏi đường mật gây ra

Sỏi đường mật được phân loại thành sỏi đường mật trong gan (sỏi gan) và sỏi ống mật chủ. 

Trong đó, sỏi gan thường gây nguy hiểm cho chức năng gan, còn sỏi ống mật chủ lại gây rủi ro cho vận động đường mật và tuỵ. 

Vậy sỏi ống mật chủ có nguy hiểm không và so sánh với sỏi đường mật trong gan thì thế nào? 

Dựa trên thực tế điều trị, nhiều chuyên gia nhận định sỏi ống mật chủ phần nào nguy hiểm hơn sỏi gan. Nguyên nhân là vì sỏi ống mật chủ dễ lọt vào ngã ba mật tụy và gây viêm tuỵ cấp. Dù có may mắn chữa khỏi, người bệnh vẫn có thể bị tiểu đường thứ phát do chức năng tuỵ bị ảnh hưởng. 

Trong khi đó, đường ống dẫn mật trong gan rất nhỏ, khi xuất hiện sỏi thì các triệu chứng như đau hạ sườn phải, đầy trướng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu, sốt… thường diễn biến khá rầm rộ, dễ phát hiện và được xử trí kịp thời.

Kích thước sỏi mật bao nhiêu là nguy hiểm?

Kích thước sỏi mật càng lớn thì càng nguy hiểm. 

  • Với sỏi túi mật, thường khi sỏi chiếm đến ⅔ thể tích túi mật (từ 20mm trở lên) đã có thể khiến túi mật khó co bóp và gây cản trở quá trình tống đẩy dịch mật. Theo thời gian, thành túi mật sẽ dày lên và niêm mạc túi mật bị tổn thương khiến túi mật mất dần chức năng và phải loại bỏ để tránh rủi ro.
  • Với sỏi đường mật thì mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Do kích thước đường ống dẫn mật chỉ vài mm nên sỏi chỉ nhỏ khoảng 5mm cũng đã có thể gây biến chứng nguy hiểm như tắc mật vàng da, nhiễm khuẩn huyết...

Triệu chứng bệnh sỏi mật cảnh báo nguy hiểm

Khi xuất hiện những triệu chứng bệnh sỏi mật sau đây, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm cho sức khỏe:

- Cơn đau hạ sườn phải kéo dài trong nhiều giờ với mức độ ngày càng nghiêm trọng, dùng thuốc giảm đau hay nằm cong người cũng không đỡ

- Sốt cao liên tục kèm buồn nôn, nôn mửa

- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu

- Ngứa ngáy toàn thân, nổi mụn…

Để biết được với tình trạng hiện tại của bản thân thì sỏi mật có nguy hiểm không và nên điều trị thế nào, hãy sớm liên hệ với chuyên gia theo số hotline 0981 238 218.

Sỏi mật có nguy hiểm cũng không lo nếu sớm làm tan sỏi

Dù sỏi mật không có triệu chứng thì sỏi vẫn đang âm thầm tiến triển và có thể gây biến chứng bất kỳ lúc nào. Vì thế, để tránh nguy hiểm với sức khoẻ, không có cách nào tối ưu hơn là làm tan sỏi mật ngay từ khi phát hiện bệnh.

Cách đẩy sỏi mật ra ngoài bằng thảo dược Đông y

Có nhiều loại thảo dược Đông y được sử dụng để trị sỏi mật. Tuy nhiên, chính vì được phối hợp theo kinh nghiệm của lương y nên đa phần những giải pháp từ Đông y đều chưa có nghiên cứu chính thống về hiệu quả với bệnh sỏi mật.

Vì thế, khi viện 103 nghiên cứu hiệu quả của 8 thảo dược quý sau đây với bệnh sỏi mật đã gây ra tiếng vang lớn: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của 8 thảo dược này tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống gan mật với 3 mũi tiến công đồng thời:

- Tăng cường chức năng gan, lợi mật, giúp làm mềm và làm tan sỏi mật dần dần, ngăn sỏi mới hình thành.

- Tăng vận động đường mật, tăng co bóp túi mật để hỗ trợ tống đẩy sỏi ra ngoài, cải thiện triệu chứng do sỏi gây ra.

- Kháng khuẩn, kháng viêm để ngăn sỏi mật gây biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật.

Đến nay, bài thuốc 8 thảo dược quý vẫn là đại diện duy nhất từ Đông y có nghiên cứu bài bản và được chuyên gia đánh giá cao. Sử dụng bài thuốc này giúp làm mềm sỏi mật, sau đó tống đẩy theo dòng chảy của dịch mật ra ngoài theo đường tiêu hoá.

Bài thuốc 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu về hiệu quả làm tan sỏi mật, ngăn sỏi tái phát

Bài thuốc 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu về hiệu quả làm tan sỏi mật, ngăn sỏi tái phát

Xem thêm[Mách bạn] 5 bài thuốc trị sỏi mật từ thảo dược tự nhiên

Thuốc trị sỏi mật Tây y

Nhiều người bệnh không biết rằng Tây y vẫn có một số loại thuốc giúp làm tan sỏi mật có bản chất là acid mật (acid ursodeoxycholic, acid chenodeoxycholic) và tinh dầu (Rowachol). 

Các bác sĩ rất ít kê đơn các thuốc này vì thời gian sử dụng lâu, kéo dài 6 tháng đến 2 năm. Người bệnh rất khó theo kịp liệu trình vì tác dụng phụ nghiêm trọng trên tiêu hoá như tiêu chảy, đầy trướng, đau bụng, táo bón, loét dạ dày… Bên cạnh đó, thuốc cũng chỉ cho hiệu quả với khoảng 30% trường hợp sỏi cholesterol nhỏ dưới 15mm.

Dù lựa chọn dùng thảo dược Đông y hay được chỉ định dùng thuốc Tây y, người bệnh vẫn nên duy trì một chế độ ăn khoa học, biết được bị sỏi mật không nên ăn gì, nên ăn gì để ngăn sỏi gây biến chứng nguy hiểm. 

Cụ thể, người bệnh không nên ăn các thực phẩm giàu cholesterol xấu như da và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt mỡ, thịt đỏ, thức ăn nhanh, … Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương…), thực phẩm tách béo hoặc ít chất béo.

Xem thêm: Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, ăn gì? Chế độ ăn giúp tan sỏi, giảm đau

Giải đáp câu hỏi liên quan đến vấn đề “Sỏi mật có nguy hiểm không?”

Dưới đây là 9 câu hỏi thường gặp nhất của người bệnh về vấn đề bị sỏi mật có nguy hiểm không cùng lời giải đáp từ chuyên gia mà bạn có thể tham khảo:

Sỏi mật nhiều có nguy hiểm không?

Sỏi mật nhiều sẽ làm vận động túi mật, đường mật trở nên khó khăn, dễ tạo thành ổ viêm nguy hiểm. Chính vì thế, khi sỏi mật nhiều, chiếm khoảng ⅔ thể tích túi mật, bác sĩ đã khuyên người bệnh nên cân nhắc phẫu thuật cắt túi mật.

Xem thêm

Sỏi bùn mật có nguy hiểm không?

Sỏi bùn mật có nguy hiểm vì rất nhanh hình thành và rất dễ gây viêm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ phải phẫu thuật ở người bệnh. 

Đồng thời, sỏi bùn làm chất lượng dịch mật không đảm bảo, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá chất béo. Vì thế, người bị sỏi bùn mật có thể thường xuyên thấy triệu chứng đầy trướng, khó tiêu, buồn nôn, sợ mỡ… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đau sỏi mật có nguy hiểm không?

Nếu chỉ có triệu chứng đau bụng thì rất khó kết luận tình trạng bệnh sỏi mật có nguy hiểm không. Đôi khi, các cơn đau bụng có thể đến từ chế độ ăn chưa khoa học, giàu chất béo và ít rau xanh. Chỉ cần cân đối lại chế độ ăn là các triệu chứng này có thể được giải quyết nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu cơn đau sỏi mật trở nên nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều giờ kèm theo tình trạng nôn sốt, khó thở… thì rất có thể sỏi đã gây biến chứng nguy hiểm. Bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.

Viêm sỏi mật có nguy hiểm không?

Viêm sỏi mật là biến chứng nguy hiểm và có tính tái phát, lâu ngày có thể khiến túi mật và đường mật mất chức năng và là nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh phải phẫu thuật.

Sỏi túi mật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật ở trẻ em thường ít nguy hiểm vì 2 lý do:

- Chức năng gan còn tốt nên chất lượng dịch mật sản xuất ra cũng đảm bảo, giúp bào mòn sỏi mật dần dần

- Chức năng túi mật còn tốt, giúp quá trình co bóp để tống đẩy sỏi mật thuận lợi hơn.

Đó là lý do nhiều trường hợp sỏi túi mật ở trẻ em có thể tự bào mòn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan mà vẫn cần cho trẻ đi tái khám định kỳ để theo dõi cụ thể.

Xem thêm

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?

Mổ sỏi mật được đánh giá là can thiệp không nguy hiểm vì tỷ lệ rủi ro trong khi mổ như chảy máu, nhiễm trùng… đang giữ ở mức thấp, dưới 10%. 

Trong trường hợp sỏi đã gây biến chứng thì chỉ định mổ là cần thiết. Do đó, thay vì phân vân cắt sỏi mật có nguy hiểm không, bạn hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro nguy hiểm về sau.

Phẫu thuật sỏi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Phẫu thuật sỏi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Mổ nội soi sỏi mật có nguy hiểm không?

Mổ nội soi sỏi mật được chỉ định phổ biến hơn vì ít nguy hiểm, có độ xâm lấn tối thiểu, người bệnh thường có thể ra viện trong ngày và thời gian hồi phục nhanh.

Mổ sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Mổ sỏi túi mật thực chất là phẫu thuật cắt toàn bộ túi mật, chứ không chỉ đơn thuần là can thiệp loại bỏ sỏi. Tuy biến chứng trong khi phẫu thuật cắt túi mật ít gặp nhưng những di chứng để lại khi không còn túi mật mới là điều nhiều chuyên gia cân nhắc. 

Cụ thể, nhiều người bệnh gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, đầy trướng, khó tiêu, táo bón, sợ mỡ…) kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Đồng thời, có đến 50% trường hợp bị tái phát sỏi tại đường mật chỉ sau 3-5 năm mổ sỏi túi mật. 

Mổ sỏi ống mật có nguy hiểm không?

Tương tự như mổ sỏi túi mật, mổ sỏi ống mật cũng được đánh giá là ít nguy hiểm, tỷ lệ biến chứng khi mổ thấp. Hiện nay, nội soi mật tuỵ ngược dòng để lấy sỏi đang là phương pháp chính để mổ sỏi ống mật.

Điều đáng ngại duy nhất sau mổ sỏi ống mật là tình trạng tái phát sỏi nhanh chóng. Trong khi thuốc tan sỏi Tây y gần như không có hiệu quả với sỏi ống mật thì phẫu thuật đang là giải pháp duy nhất để điều trị loại sỏi này. Mỗi lần mổ lấy sỏi, chức năng đường mật bị ảnh hưởng khiến cho việc tái phẫu thuật càng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, có nhiều trường hợp không thể mổ lấy sỏi chỉ sau lần phẫu thuật đầu tiên. 

Để hạn chế rủi ro sau mổ sỏi túi mật và mổ sỏi ống mật, nhiều bác sĩ tư vấn cho người bệnh dùng sớm bài thuốc từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Bài thuốc này không chỉ làm tan sỏi mật mà còn có nghiên cứu trên người đã phẫu thuật, cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá sau 2-4 tuần và ngăn sỏi tái phát. 

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát cho vấn đề “Sỏi mật có nguy hiểm không?”. Thay vì lo lắng, việc chủ động tìm giải pháp làm tan sỏi phù hợp với bản thân sẽ giúp bạn tránh xa được biến chứng của bệnh sỏi mật.

Xem thêm: Sỏi đường mật trong gan có nguy hiểm không?


Tài liệu tham khảo: my.clevelandclinic.org, topdoctors.co.uk, mayoclinic.org

BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận