Có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi mật, nhưng lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào việc sỏi có làm phát sinh triệu chứng hoặc biến chứng hay không. Điều trị sỏi bằng các giải pháp Tây y có thể loại bỏ sỏi nhanh chóng, tuy nhiên lại không tác động được vào nguyên nhân gây bệnh, do đó sỏi có tỷ lệ tái phát rất cao. Nhưng những giải pháp từ Đông y có thể giúp bạn giải quyết được tình trạng này.

Sỏi mật là gì?

Những khối rắn có nhiều kích thước, màu sắc xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong đường dẫn mật bao gồm ở túi mật, ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan… do sự tích tụ của các thành phần trong dịch mật được gọi là sỏi mật.

Sỏi mật là căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, nhưng lại rất ít khi được phát hiện do hầu hết sỏi không làm phát sinh triệu chứng (hơn 90%). Tuy nhiên, chính vì sự âm thầm này mà sỏi cứ lớn dần lên, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có nhiều người bệnh thậm chí phải cắt túi mật hoặc một phần của lá gan để điều trị căn bệnh này. Nên việc nhận biết sớm về bệnh cũng như áp dụng các phương pháp điều trị khi cần thiết sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

 Sỏi mật phát triển chiếm phần lớn diện tích trong túi mật

Sỏi mật phát triển chiếm phần lớn diện tích trong túi mật

Mục đích khi điều trị sỏi mật bao gồm: giúp sỏi không gia tăng về số lượng, kích thước; làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị sỏi mật bằng Tây y

Tây y có rất nhiều các phương pháp điều trị sỏi mật bao gồm: dùng thuốc, can thiệp hay phẫu thuật điều trị.

Thuốc điều trị sỏi mật

Đa phần sỏi mật đều là sỏi cholesterol (sỏi túi mật), hình thành do cholesterol không được hòa tan trong dịch mật mà tích tụ với nhau. Về bản chất, các loại cholesterol này đều bị hòa tan trong hai loại acid có trong dịch mật là ursodesoxycholic và chonodesoxycholic. Lợi dụng điều này, Tây y đã bào chế ra thuốc làm tan sỏi mật bằng các chính thành phần là hai loại acid này.

Nhưng, tùy vào kích thước của sỏi mà thời gian bào mòn cũng sẽ khác nhau, thông thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Do đó, nó có thể gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như làm nặng hơn tình trạng loét dạ dày – tá tràng. Mặt khác sỏi mật có thể bao gồm cả sỏi sắc tố (sỏi gan, sỏi đường dẫn mật nguyên phát) mà các thuốc làm tan sỏi không có tác dụng.

Khi sỏi gây triệu chứng hoặc biến chứng gây viêm, sốt, đau quặn hạ sườn phải, ứ trệ dịch mật… bạn sẽ được sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, kháng sinh và các thuốc lợi mật…

Các phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật

Trường hợp sỏi đã gây biến chứng viêm tái đi tái lại nhiều lần, viêm cấp tính đe dọa vỡ đường dẫn mật, tắc nghẽn dịch mật, sỏi có kích thước lớn, bạn có thể được chỉ định các phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật nhằm loại bỏ sỏi.

- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Là phương pháp can thiệp nội khoa đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay, được chỉ định nhằm mục đích lấy sỏi trong gan, sỏi ống mật chủ hoặc đặt stent nhằm khơi thông đường mật, trong trường hợp sỏi gây tắc nghẽn. ERCP cũng được xem là biện pháp được sử dụng làm phương tiện chẩn đoán chính xác nhất một số bệnh đường mật – tụy. Phương pháp này sẽ được tiến hành bằng cách, một ống thông nhỏ có gắn camera ở đầu dò được đưa vào khoang miệng, qua thực quản xuống đầu ống tá tràng, sau đó đi lên đường dẫn mật. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành có thể mang vi khuẩn ở đường ruột lên đường mật gây viêm nhiễm hoặc những dụng cụ này làm tổn thương hoặc chảy máu đường mật.

 Nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị sỏi mật

Nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị sỏi mật

- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Giờ đây, không cần quá nhiều đường rạch trên ổ bụng mà chỉ bằng một vết rạch rất nhỏ qua rốn, một loại dụng cụ phẫu thuật sẽ được đưa vào ruột tìm đến túi mật để cắt bỏ chúng. Phương pháp này cho độ thẩm mỹ khá cao, ít rủi ro hơn, và quá trình hậu phẫu sau đó cũng rất đơn giản. Nếu bạn là người cao tuổi, có sức khỏe yếu, hay mắc một số bệnh tim mạch… bạn sẽ không được chỉ định phương pháp này. Mặt khác, sau cắt bỏ túi mật, dịch mật không còn chỗ chứa mà được đưa thẳng xuống ruột non nên có thể gây các biến chứng như đầy chướng, chậm tiêu, tiêu chảy kéo dài, sỏi mật ruột, giãn đường mật…

- Phẫu thuật mổ hở: Được lựa chọn trong trường hợp cắt túi mật hoặc cắt một phần lá gan khi sỏi trong gan có nhiều ở các vị trí hiểm hóc, đường mật trong gan bị chít hẹp... không thể thực hiện được phương pháp nội soi.  

- Tán sỏi mật qua da: Trước đây khi mới ra đời, giải pháp này được áp dụng nhiều trong điều trị sỏi thận và sỏi mật. Nguyên lý là sử dụng năng lượng của sóng cao tần phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó lợi dụng sự co bóp của túi mật, đường mật để tống sỏi ra ngoài. Tuy nhiên sau một thời gian, các bác sỹ thấy rằng nó có khá nhiều nhược điểm như chi phí cao, phải thực hiện nhiều lần nên hiệu quả mang lại không cao.

Bài thuốc nam trị sỏi mật

Trước đây, khi các phương pháp điều trị Tây y chưa phát triển, các thầy thuốc Lương y đã biết sử dụng nhiều loại cây cỏ trong thiên nhiên để điều trị bệnh sỏi mật. Khi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, chúng ta sẽ thấy sự hình thành sỏi mật có liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa mà các phương pháp Tây y không thể trị được. Nhưng Đông y lại hoàn toàn có thể, bởi vì các hoạt chất này sẽ giúp cơ thể tự cân bằng và điều chỉnh những rối loạn, từ đó giúp làm giảm triệu chứng, biến chứng, hỗ trợ bào mòn và ngăn ngừa sỏi tái phát hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo bài thuốc sau đây để sử dụng:

- Kim tiền thảo là một trong những vị thảo dược đã được nghiên cứu hiệu quả bài trừ sỏi mật hiệu quả. Hơn nữa, ở những người bị viêm túi mật, sau khi sử dụng bài thuốc có chứa Kim tiền thảo các triệu chứng cũng sẽ được cải thiện nhanh hơn so với nhóm không sử dụng.

- Sài hồ, Hoàng bá được mệnh danh là các loại thảo dược có tác dụng chống viêm rất tốt, do đó ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng viêm nhiễm đường mật, túi mật.

- Uất kim, Chi tử lại có tác dụng tăng chất lượng dịch mật, tăng vận động đường mật, từ đó ngăn ngừa nguy cơ sỏi tăng về số lượng, kích thích, hạn chế sự ứ trệ dịch mật.

- Chỉ xác (vỏ sấy khô cam) là một trong những vị thuốc giúp làm giảm đầy chướng, chậm tiêu - hai triệu chứng thường gặp trong bệnh sỏi mật.

- Nhân trần, Diệp hạ châu sẽ giúp tăng cường chức năng gan từ đó làm tăng chất lượng dịch mật do gan sản xuất.

Nhờ sự phát triển của công nghệ bào chế, giờ đây bạn có thể không cần mất nhiều giờ trong việc đun sắc các thảo dược trên để uống, mà các thành phần này đều có mặt trong một số thực phẩm chức năng rất thuận tiện khi sử dụng mà hiệu quả sản phẩm mang lại không hề thay đổi.

Phòng ngừa và điều trị sỏi mật bằng chế độ ăn, tập luyện hàng ngày

Một trong những nguyên nhân làm phát sinh sỏi là chế độ ăn cung cấp quá nhiều cholesterol, chất béo, thói quen lười vận động hàng ngày. Chính vì vậy, thay đổi những thói quen này sẽ giúp phòng ngừa cũng như điều trị sỏi mật hiệu quả:

- Chế độ ăn hàng ngày nên hạn chế chất béo, đồ ăn giàu cholesterol, thay vào đó bạn nên lựa chọn các sản phẩm lành mạnh hơn như ăn tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả giàu vitamin…

- Tăng cường vận động bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi lội… là một cách rất tốt để tăng vận động đường mật, hạn chế sự ứ đọng dịch mật, ngăn ngừa nguy cơ sỏi phát triển thêm về số lượng, kích thước.

- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần; không ăn đồ ăn tái, sống…

- Không giảm cân quá nhanh và kiêng khem tuyệt đối trong chế độ ăn hàng ngày, bởi vì nó có thể làm gia tăng nguy cơ tạo sỏi.

Tìm hiểu kỹ về bệnh, các phương pháp điều trị đang được áp dụng cũng như ưu, nhược điểm của từng phương pháp sẽ giúp bạn xóa bỏ nỗi lo với căn bệnh này.

Biên tập viên sức khỏe
Theo nguồn: http://www.itmonline.org

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận