Tim đập nhanh uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người bệnh tim mạch quan tâm. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn cho bạn một phương pháp chữa bệnh cho phù hợp nhất. Sau đây là một số loại thuốc điều trị tim đập nhanh đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thuốc chống loạn nhịp giúp làm giảm nhịp tim nhanh

Thuốc chống loạn nhịp tim tác động vào hệ thống điện tim bằng cách làm chậm lại tốc độ dẫn truyền điện tim kết hợp với việc làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, từ đó làm giảm và ổn định nhịp tim. Một số thuốc điều trị rối loạn nhịp tim được dùng phổ biến hiện nay gồm: Verapamil, Diltiazem, Bepridil…

Thuốc chống loạn nhịp được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tim  nhanh

Thuốc chẹn beta – nhóm được dùng nhiều nhất để điều trị tim đập nhanh

Thuốc chẹn Beta giao cảm làm giảm nhịp tim bằng cách ức chế giải phóng andrenalin – chất gây co mạch và làm tăng nhịp tim trong cơ thể. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm căng thẳng và giảm tính kích thích của cơ tim. Các thuốc chẹn beta giao cảm được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay là hiện nay là Metoprolol (Betaloc), Atenolol (Tenormin), Propranolol (Inderal)…

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp sẽ gặp phải khi sử dụng thuốc chẹn beta bao gồm nhịp tim chậm quá mức, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, tiêu chảy… Hãy đến bệnh viện hoặc báo cho bác sỹ để điều chỉnh kịp thời về liều dùng và chủng loại.

Thuốc chẹn kênh Canxi – giúp giảm nhịp tim và huyết áp

Tim co bóp được nhờ vào các xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch điện tích của các ion quan trọng trong tế bào đặc biệt là Ca++. Vì một lý do nào đó, điện tích của các ion này bị thay đổi dẫn đến cho cơ thể bị rối loạn nhịp tim. Thuốc chẹn kênh canxi làm ngăn cản sự dịch chuyển ion Canxi quá mức từ bên ngoài vào trong tế bào, từ đó có thể tác động lên cả lực và tỷ lệ co bóp của tim, làm giảm sự co bóp của cơ tim, giảm huyết áp. Từ đó, giúp làm giảm nhịp tim hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ dày thất trái, bảo tồn chức năng tim.

Một số thuốc điều trị thuộc nhóm chẹn kênh canxi được dùng phổ biến hiên nay như (verapamil, diltiazem…) 

 

Bất thường trong hệ thống dẫn truyền điện là nguyên nhân chính gây rối loạn nhịp tim

Thuốc chống đông máu – thuốc chặn biến chứng của tim đập nhanh

Nhiều người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh như rung nhĩ, rung thất… có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong lòng mạch, kéo theo đó là các biến chứng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho những bệnh nhân này sử dụng thuốc chống đông máu để làm giảm nguy cơ các biến chứng đe dọa tính mạng kể trên.

Các thuốc chống đông máu ( như wafarin, clopidogrel …) là những chất có tác dụng làm giảm độ kết dính của tiểu cầu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Tuy nhiên tất cả các thuốc chống đông máu đều tiềm ẩn nguy cơ gây chảy máu quá mức, do vậy người bệnh cần có sự tư vấn và kiểm soát chặt chẽ chỉ số đông máu INR định kỳ khi sử dụng nhóm thuốc này.

Thuốc cường tim Digoxin 

Digoxin hay còn được gọi là digitalis, là một loại thuốc thuộc nhóm glycoside tim giúp làm giảm nhịp tim nhanh bằng cách tăng sức co bóp của cơ tim, giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất từ đó làm chậm và kiểm soát ổn định  nhịp tim. Tuy nhiên, việc sử dụng digoxin có thể mất từ vài tuần đến vài tháng để mới bắt đầu cho tác dụng hiệu quả.

Thảo dược Khổ sâm làm giảm nhịp tim nhanh

Bên cạnh các nhóm thuốc chính điều trị tim đập nhanh kể trên, rất nhiều người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh đã sử dụng chế phẩm chứa Khổ sâm để giảm nhịp tim nhanh một cách hiệu quả bền vững. Các chuyên gia cho biết, Khổ sâm có chứa các hoạt chất tự nhiên giúp làm giảm tính kích thích cơ tim, điều hòa nồng độ của các chất điện giải, ổn định điện thế trong tim, nhờ đó làm giảm và ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi do rối loạn nhịp gây ra. Hiện tại, Khổ sâm được chiết theo công nghệ mới để làm giàu các hoạt chất sinh học và bào chế dưới dạng viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe tiện sử dụng.

Cuối cùng, để làm tăng hiệu quả kiểm soát nhịp tim, bạn cũng cần kết hợp chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày tối thiểu 30 phút, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng căng thẳng và hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia…

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Tim đập nhanh uống thuốc gì cho hiệu quả”. Nếu bạn cần được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh lý của mình, hãy gọi cho chúng tôi theo số tư vấn 0243.775.9865 để được chuyên gia bệnh tim mạch tư vấn một cách tốt nhất.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Link tham khảo: https://www.livestrong.com/article/109922-medications-treat-rapid-heart-rate/

BTV Lan Anh

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận

  • Anh
    Anh - Gửi lúc 22:43 05/12/2023
    Chào bác sĩ ,bình thường nhịp tim e đập không nhanh nhưng khi thi cử hay gặp một vấn đề gì đó hồi hộp nhịp tim em lên 110-120 v giờ cần uống thuốc hay điều trị như thế nào để cho ổn định khi gặp gì đó hồi hộp ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào Anh! Anh bị hồi hộp dẫn đến vấn đề tim đập nhanh anh có thể tham khảo một số biện pháp và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị về rối loạn nhịp tim sẽ là phương án tốt nhất anh nhé.
      Anh có thể tham khảo sản phẩm Ninh Tâm Vương hỗ trợ điều trị về rối loạn nhịp tim rất tốt ạ.
      và anh có thể tham khảo một số biện pháp tại nhà như sau:
      - Nghỉ ngơi, thư giãn để đưa tâm lý về trạng thái thoải mái.
      - Nghĩ tới những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.
      - Dùng nước lạnh để rửa mặt.
      - Tập hít thở đều: hít vào và giữ khoảng 3 - 5 giây rồi từ từ thở ra trong khoảng 5 - 8 giây.
      Anh nhé
  • HÀ Văn Hiệu
    HÀ Văn Hiệu - Gửi lúc 07:25 25/04/2023
    E giờ đi khám SK đo hay bị huyết áp cao, tim mạch đập hơi nhanh em muốn để cải thiện e nên mua thuốc nào uống để quay lại bình thường ạ , e sn 92 , mong bác sĩ tư vấn và giải quyết giúp e với ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn. Nhịp tim bình thường được điều khiển bởi nút xoang ở tâm nhĩ phải. Từ đây, các xung điện được dẫn truyền đến tâm nhĩ và tâm thất, quá trình này tạo thành sự co bóp nhịp nhàng của trái tim. Với người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim lúc nghỉ ngơi từ 60 – 90 nhịp/ phút.
      Rối loạn nhịp tim khi các xung điện tạo nhịp tim hoạt động không bình thường, làm tim đập quá nhanh, quá chậm, hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim có thể không triệu chứng hoặc làm người bệnh cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, ... Một vài rối loạn nhịp tim có thể gây nguy hiểm, làm tăng nguy cơ đau tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, ... thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, rối loạn nhịp tim ăn gì để giúp ổn định nhịp tim là một vấn đề đáng quan tâm. Đối với trường hợp bạn có biểu hiện tim đập nhanh thì cần theo dõi để có hướng hỗ trợ kịp thời.
      Bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng thêm thảo dược chiết xuất từ Khổ sâm giúp ổn định thần kinh tim, từ đó giúp giảm tim đập nhanh, khó thở, hồi hộp, trống ngực. Chúc bạn sức khỏe.