Chế độ ăn có vai trò quan trọng với người nhịp tim nhanh, bởi nếu biết chọn thực phẩm phù hợp bệnh sẽ giảm, ngược lại sẽ vô tình kích hoạt cơn tim đập nhanh. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem người bị nhịp tim nhanh nên ăn gì để bình ổn nhịp tim lâu dài trong bài viết dưới đây.

Tim đập nhanh nên ăn thực phẩm bổ dưỡng ít calo

Có thể hàng ngày bạn ăn rất nhiều thứ nhưng lại chưa đủ chất dinh dưỡng vì không biết cách chọn lựa thực phẩm bổ dưỡng. Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng ít calo dưới đây không chỉ giúp bạn kiểm soát nhịp tim, cân nặng, cholesterol và huyết áp, giảm nguy cơ tim đập nhanh hồi hộp khó thở mà còn tăng cường sức khỏe trái tim.

Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C vào chế độ ăn giúp giảm nguy cơ tim đập nhanh bất thường

Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C vào chế độ ăn giúp giảm nguy cơ tim đập nhanh bất thường

Thực phẩm giàu vitamin C: nếu hỏi bị nhịp tim nhanh nên ăn gì thì chắc chắn không thể thiếu thực phẩm chứa vitamin C, loại vitamin này là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu qua tim cho những người bị tim đập nhanh, ngăn ngừa tiến triển thành rung nhĩ và 1 nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm giàu vitamin C còn làm giảm tần suất xuất hiện của rung nhĩ dai dẳng tới 85%. Rau củ quả chứa nhiều vitamin C như: đu đủ, kiwi, cam, cà chua, dâu tây, dứa… Tuy nhiên, những loại thực phẩm này bạn nên ăn vào lúc no để tránh bị đau dạ dày.

Thực phẩm chứa Magie: khoáng chất này có tác dụng chống rối loạn nhịp tim rất hiệu quả và còn được sử dụng để ngăn ngừa nhịp tim nhanh, đặc biệt là nhịp nhanh thất do biến chứng sau phẫu thuật tim mạch mà không đáp ứng với phương pháp điều trị khác, giúp tăng hiệu quả của thuốc điều trị. Một số thực phẩm chứa Magie rất tốt cho người rối loạn nhịp tim nhanh mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày như: bơ, quả hạch (hạnh nhân, hạt điều), đậu hà lan, đỗ tương, đậu nành lên men hay còn gọi là Natto, rau mùi, hạt bí, dưa hấu, rau màu xanh đậm, mận khô hoặc mận, xoài, gạo lứt, lạc…

Thực phẩm chứa Kali giúp ổn định nhịp tim: nếu còn đang đắn đo tim đập nhanh phải làm sao thì thực phẩm giàu kali là lựa chọn vô cùng hiệu quả cho những người tim đập nhanh đột ngột, tim đập nhanh khó ngủ, tim đập nhanh khó thở chóng mặt… bởi một nghiên cứu cho thấy bổ sung kali và magie giúp 7 người ổn định nhịp tim trong số 8 người tham gia nghiên cứu. Vì thế, bạn không nên bỏ qua những thực phẩm giàu kali như: quả mơ, chuối, dưa hấu, cam, đậu hà lan, sữa tách béo, rau cải bó xôi, cà chua, sữa chua

Khổ Sâm - thảo dược vàng cho người rối loạn nhịp tim: Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy hoạt chất Matrine, Oxymatrine, Kurarinone, Sophocarpin giúp làm giảm và ổn định nhịp tim vô cùng hiệu quả, ổn định thần kinh tim ở người bị rối loạn thần kinh tim, giảm tim đập nhanh khi ngủ, khi nằm, tim đập nhanh sau khi ăn kèm theo triệu chứng khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, giúp người bệnh thư giãn, giảm nhịp tim ngay cả khi bị căng thẳng, stress. Bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Khổ Sâm để ổn định nhịp tim.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: các loại rau và hoa quả tươi cung cấp lượng chất xơ, vitamin dồi dào đồng thời còn giúp giảm béo tuy nhiên các loại rau củ đông lạnh, đóng hộp thì bạn không nên ăn vì nó chứa hàm lượng đường, muối cao, không tốt cho sức khỏe trái tim. Cố gắng ăn rau củ quả tươi hàng ngày để giảm tình trạng tim đập nhanh và mạnh.

Ăn nhiều cá: ăn cá đều đặn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng cung cấp nhiều omega 3. Bạn nên ăn cá nướng, cá hấp 2 lần 1 tuần thay vì ăn cá rán, nhất là cá hồi, cá thu.

Bạn nên chọn thịt trắng như thịt gà sẽ tốt hơn thịt lợn hay thịt bò

Bạn nên chọn thịt trắng như thịt gà sẽ tốt hơn thịt lợn hay thịt bò

Thịt: đối với thịt thì bạn nên ăn thịt gà sẽ tốt hơn thịt lợn, thịt bò (thịt đỏ). Một tuần nên ăn từ 2-3 bữa thịt để đảm bảo đủ lượng chất đạm.

Ăn đậu phụ: Nếu bạn muốn giảm cân mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng, chất đạm, protein thì bạn có thể ăn nhiều đậu phụ. Đây là một trong những món ăn quen thuộc được nhiều người yêu thích và cũng là thực phẩm tốt cho người bị tim đập nhanh mệt mỏi. Tuy nhiên ít ai biết được rằng ăn nhiều đậu phụ cũng là một cách giúp bạn phòng và điều trị bệnh rối loạn nhịp tim một cách hữu hiệu. Việc ăn đậu phụ còn giúp bạn tăng cường các khoáng chất, chất xơ và chất béo không bão hòa tự nhiên cho tim.

Khoai lang: khoai lang là món ăn dân giã rất tốt cho tim mạch, đặc biệt là những người bị bệnh rối loạn nhịp tim nhanh. Không những vậy còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A rất tốt cho tiêu hóa và còn là một thực phẩm làm đẹp da cho chị em phụ nữ.

Mặc dù nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể thay đổi đôi chút theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý nhưng muốn phòng ngừa, làm giảm và ổn định nhịp tim thì chế độ ăn cân đối giữa động vật và thực vật không bao giờ là thừa. Bạn cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý và phù hợp với khẩu vị dựa trên nguồn thực phẩm sẵn có tại khu vực sinh sống.  Đối với thịt, cá... bạn nên ăn 2-3 bữa/tuần để cung cấp đủ đạm động vật, protein và năng lượng. Rau và hoa quả nên ăn hàng ngày để bổ sung đầy đủ đạm thực vật, vitamin, chất xơ, khoáng chất

Nhịp tim nhanh nên kiêng gì?

Nếu bạn đang băn khoăn tim đập nhanh nên ăn gì và nên kiêng gì để bảo vệ trái tim, thì nhất định phải chú ý những thực phẩm dưới đây vì nếu sử dụng quá nhiều có thể khiến tim bạn đập bất thường nhiều hơn

Thực phẩm chứa chất kích thích: đồ uống có chất kích thích như caffein (trong cà phê, trà, socola, cacao) có thể kích hoạt cơn nhịp nhanh xuất hiện. Vì vậy, bạn không nên dùng nhất là trước khi ngủ.

Rối loạn nhịp tim không nên ăn đồ quá cay, nóng, hay đồ uống quá lạnh

Rối loạn nhịp tim không nên ăn đồ quá cay, nóng, hay đồ uống quá lạnh

Thức ăn cay, đồ uống rất lạnh: bởi chúng có thể làm nhịp tim tăng lên đột ngột.

Chất béo: Nồng độ cholesterol cao và béo phì thường đi đôi với nhau làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như biến chứng thành nhịp tim nhanh. Vì vậy, bạn không nên ăn nhiều đồ ăn béo, thay vì ăn đồ chiên, xào, bánh ngọt giàu chất béo thì bạn hãy ăn đồ hấp, luộc. Khi mua sữa tươi, sữa chua hãy chọn sữa tách béo, tách kem, ăn thịt nạc bỏ phần da, dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, ăn lòng trắng trứng thay cho lòng đỏ vì lòng trắng có rất ít cholesterol.

Thực phẩm nhiều natri (muối): Hiện nay, đa số người dân đều ăn thừa muối từ 2 đến 3 lần so với nhu cầu khuyến nghị là 5 gam muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê), hoặc 8g bột canh (1,5 thìa cà phê), 25ml nước mắm (2,5 thìa), 35ml xì dầu (3,5 thìa). Chế độ ăn chứa kali tốt cho tim nhưng nhiều muối natri thì ngược lại, vì thế bạn cần ăn nhạt hơn, cắt giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Kẹo, bánh, đồ ngọt: khi bạn ăn nhiều kẹo, cơ thể sẽ sản xuất nhiều insulin nên có thể làm hạ đường huyết, tuyến thượng thận sẽ cân bằng lại lượng đường bằng cách tiết ra adrenalin nhưng đây là chất làm tăng nhịp tim. Vì thế, hạn chế ăn nhiều kẹo bánh cũng là cách để bình ổn nhịp tim. Mỗi người mỗi ngày không nên ăn quá 25g đường từ tất cả các nguồn thực phẩm, đồ uống, tương đương 5 thìa cà phê đường.

Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim không nên ăn nhiều đồ ngọt

Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim không nên ăn nhiều đồ ngọt

Nếu coi một ngày ăn 100% thì: bữa sáng chiếm 30%, bữa trưa 40%, bữa tối 25%, bữa phụ 5%. trong đó tỉ lệ chất bột đường - chất đạm - chất béo tương ứng là 60% - 15% - 25%, chất xơ: 30g/ngày. Bạn hãy căn cứ vào đó để phân bổ vào các bữa ăn một cách hợp lý.

Thực phẩm giống như “con dao 2 lưỡi”, biết cách ăn uống hợp lý giúp bệnh thuyên giảm nhưng dùng sai cách lại là yếu tố nguy cơ kích hoạt cơn rối loạn nhịp tim xuất hiện. Hy vọng những  thông tin chúng tôi đưa ra giúp bạn hiểu rõ nhịp tim nhanh nên ăn gì, nên kiêng gì để vừa bình ổn nhịp tim lâu dài mà vẫn đủ đầy dinh dưỡng.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn:

https://draxe.com/tachycardia/

https://www.healthline.com/health/arrhythmia/alternative-treatments#supplements-to-avoid

https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-eating/eat-smart/nutrition-basics/aha-diet-and-lifestyle-recommendations#.Wk6ZYLaZNTY

https://draxe.com/hawthorn-berry/

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận