Với những người đang điều trị rối loạn nhịp tim thì thuốc Bisoprolol hẳn là khá quen thuộc với. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh các tác dụng bất lợi. Bài viết sau giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này cũng như những lưu ý trong sử dụng.

Bisoprolol là thuốc gì?

Bisoprolol là 1 hoạt chất thuộc nhóm thuốc chẹn beta dùng phổ biến trong điều trị bệnh tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ. Ngoài ra thuốc cũng được chỉ định để điều trị cao huyết áp, suy tim mạn tính ổn định…
Thuốc chống chỉ định với các trường hợp người bệnh có mắc các bệnh lý sau:

  • Block nhĩ thất độ hai hoặc ba.
  • Suy tim cấp và suy tim chưa kiểm soát
  • Nhịp tim chậm, bệnh nút xoang kèm ngất xỉu, choáng váng.
  • Hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh về đường hô hấp vì bisoprolol có thể làm co thắt phế quản, khó thở nặng thêm.
  • U tủy thượng thận.
  • Mẫn cảm với dược chất bisoprolol.

Hoạt chất này hiện nay thường được bào chế dưới dạng viên nén, với một số biệt dược điển hình như: Bisoprolol Stada 5 mg, Concor, thuốc Bisoprolol (hàm lượng 2.5/5/10mg), Bisoprolol fumarat (hàm lượng 2.5/5mg), Zebeta, Concore, Bihasal/Hasancor, Bisoloc, Bisoblock, Agicardi, Biprolol, Biselect, Bisotab, Domecor, Bio-Biso 5, Biscapro 2.5/5, Bisohexal, Bisoprolol OPV, Concor COR, Haiblok và Bisoprolol.

Thuốc Bisoprolol dùng điều trị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, cao huyết áp.webp

Thuốc Bisoprolol dùng điều trị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, cao huyết áp

>>> Xem thêm: Tim đập nhanh: Giải đáp thắc mắc cho người mới mắc bệnh

Hướng dẫn sử dụng Bisoprolol an toàn và hiệu quả

Để phát huy tối đa hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim của thuốc, hạn chế các tác dụng bất lợi, bạn cần sử dụng thuốc đúng cách và lưu ý những điều sau:

Cách dùng, thời điểm dùng thuốc

Bisoprolol được dùng theo đường uống. Vì thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc nên người bệnh có thể uống thuốc trước hoặc sau ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên không sử dụng thuốc Bisoprolol chung với nước ép bưởi vì có thể nước bưởi gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Ngoài ra bạn cũng nên uống thuốc vào một khung thời gian nhất định như buổi sáng để tạo thói quen uống thuốc đúng giờ. 

Liều dùng thuốc

Tùy thuốc và các dạng rối loạn nhịp tim khác nhau và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng phù hợp nhất. 
Liều khởi đầu của thuốc Bisoprolol là 2,5mg/ngày. Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hồi hộp, trống ngực, đau thắt ngực không được cải thiện, mức độ dung nạp của thuốc trên người bệnh thấp thì sẽ cần phải cân nhắc tăng liều. Người bệnh sẽ được tăng dần liều với mức tối đa là 20mg/ ngày.

Xử trí khi quên liều

Nếu bạn lỡ quên uống Bisoprolol thì hãy uống ngay khi nhớ ra nếu thời gian quên dưới 12 tiếng. Nếu bạn đã quên liều trên 12 tiếng thì nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo, tuyệt đối không uống gấp đôi liều.

Nên uống thuốc đúng liều, đúng thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ.webp

Nên uống thuốc đúng liều, đúng thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ

Các lưu khác ý khi dùng thuốc

Khi dùng thuốc Bisoprolol điều trị rối loạn nhịp tim người bệnh cũng nên chú ý thêm các lưu ý sau:

  • Không được ngưng thuốc đột ngột

Không chỉ bisoprolol mà hầu hết các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhóm thuốc chẹn beta khác đều được khuyến cáo quan trọng là “không được tự ý ngưng thuốc” khi chưa có ý kiến bác sĩ. Nhiều người đã bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tim đập không đều hay rối loạn nhịp tim nặng hơn do dừng thuốc đột ngột. Để tránh nguy hiểm kể trên, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn giảm dần liều trong vòng 1-2 tuần trước khi dừng hẳn. Trong quá trình giảm dần liều, bạn nên tạm thời hạn chế vận động mạnh để giảm áp lực cho tim. Bạn cũng cần lưu ý hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có triệu chứng đau ngực, đau lan đến hàm, cổ, cánh tay, hàm, đổ mồ hôi bất thường, khó thở, tim đập nhanh hay không đều....

  • Cần theo dõi sức khỏe thường xuyên trong quá trình dùng thuốc

Ngoài ra trong quá trình dùng thuốc bạn cũng nên chú ý đến tần suất và mức độ cải thiện của các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, khó thở, phù hay tăng cân… Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì cần đi khám ngay để bác sĩ điều chỉnh phác đồ dùng thuốc hợp lý nhất cho bạn.  

  • Thông báo với bác sĩ về các thuốc bản thân hiện đang sử dụng  

Điều này sẽ giúp bác sĩ cân nhắc chỉ định phù hợp, tránh nguy cơ tương tác của thuốc bisoprolol với một số nhóm thuốc khác như thuốc chống loạn nhịp, clonidine, thuốc trị tiểu đường, thuốc gây mê, digitalis, thuốc giảm đau và kháng viêm, thuốc cường giao cảm, thuốc trị động kinh, hướng tâm thần, rifampicin…

Theo dõi sức khỏe thường xuyên để bác sĩ theo dõi đáp ứng của thuốc điều trị.webp

Theo dõi sức khỏe thường xuyên để bác sĩ theo dõi đáp ứng của thuốc điều trị

>>> Xem thêm: Giải pháp ổn định nhịp tim an toàn từ thảo dược Khổ sâm

Các tác dụng phụ của thuốc cần chú ý

Mặc dù Bisoprolol là một thuốc phổ biến, được kê đơn cho hầu hết người bị rối loạn nhịp tim, cao huyết áp tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim chậm và huyết áp bị hạ quá mức: Để giảm bớt tình trạng này, giảm chóng mặt, quay cuồng, bạn cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, đứng dậy từ từ khi đang ngồi hay nằm.
  • Gây tăng nhịp tim đột ngột hoặc hạ nhịp tim quá mức: Xảy ra do tình trạng ngưng thuốc đột ngột hoặc dùng quá liều.
  • Tay chân lạnh: Thuốc bisoprolol có thể làm giảm lưu lượng máu đến tay và chân của bạn, khiến bạn cảm thấy lạnh. Thuốc lá làm tác dụng phụ này nặng hơn, vì thế bạn cần mặc ấm và không hút thuốc lá khi đang dùng thuốc này
  • Làm che giấu các dấu hiệu của hạ đường huyết: Người bệnh bị tiểu đường thì cần nên cẩn trọng hơn khi dùng loại thuốc này và cần đo đường huyết thường xuyên để phát hiện sớm cơn hạ đường huyết nếu có hoặc trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc. 
  • Mơ hồ, kém tính táo: Xảy ra khi người bệnh dùng thuốc bisoprolol điều trị rối loạn nhịp tim trong thời gian dài. Khi có dấu hiệu này bạn cần nghỉ ngơi, không lái xe hay sử dụng máy móc.
  • Làm nặng hơn tình trạng suy tim: Có một tỷ lệ người bệnh suy tim đã tiến triển trầm trọng hơn khi dùng thuốc này thời gian dài. Một nghiên cứu trên 1328 bệnh nhân có sử dụng thuốc bisoprolol cho thấy: Có 18,4% trong số này bị suy tim nặng hơn, trên 10% bị rối loạn nhịp tim nặng hơn, 1-10% bị đau ngực, hạ huyết áp, phù, suy tim trái, đánh trống ngực. Khi đó, bạn hãy đến bệnh viện khám lại ngay lập tức nếu bạn có dấu hiệu của suy tim tiến triển như: khó thở, sưng phù mắt cá chân, bàn chân, mệt mỏi, tăng cân bất thường.
  • Một số tác dụng phụ khác: đau đầu do thiếu máu lên não, mệt mỏi, rối loạn cương dương, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, đau khớp, triệu chứng như cảm lạnh, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng...

Dùng Bisoprolol lâu ngày có thể gây ra 1 số rủi ro cho sức khỏe.webp

Dùng Bisoprolol lâu ngày có thể gây ra 1 số rủi ro cho sức khỏe

Thông thường các tác dụng phụ kể trên chỉ gặp ở một tỷ lệ người bệnh nhất định, vì thế bạn đừng quá lo lắng. Tốt nhất bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dùng đúng liều, đúng thời gian. Bởi khi cho bạn sử dụng thuốc này thì bác sĩ đã cân nhắc giữa lợi ích đem lại cho bạn lớn hơn nguy cơ có thể gặp phải. Bên cạnh đó bạn cũng nên chủ động theo dõi, kiểm soát các chỉ số sức khỏe như nhịp tim, huyết áp, đường huyết để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh rối loạn nhịp tim như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực... Đồng thời phản hồi lại với bác sĩ nếu gặp các vấn đề sức khỏe bất thường khi dùng thuốc bisoprolol trong quá trình điều trị.
Hy vọng các thông tin chúng tôi đưa ra phía trên giúp bạn hiểu rõ hơn về những rủi ro có thể gặp phải khi dùng thuốc Bisoprolol lâu ngày và cách sử dụng thuốc cho hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim tốt nhất. 
Nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác (thay đổi lối sống, dùng thảo dược…) thì hãy bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
Theo nguồn:
https://www.drugs.com/bisoprolol.html 
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-14206/bisoprolol-fumarate-oral/details/list-contraindications 
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-14206/bisoprolol-fumarate-oral/details 
https://www.healthline.com/health/bisoprolol-oral-tablet#side-effectsa

Bình luận

  • Lương Đắc sỹ
    Lương Đắc sỹ - Gửi lúc 09:49 23/07/2023
    Người trên 80 tuổi cao huyết áp có uống được ko hả Bs?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn, Bisoprolol là thuốc dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, cao huyết áp, người trên 80 tuổi hoàn toàn có thể sử dụng được, tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng bởi với việc sử dụng thuốc tây sẽ tùy thuộc tình trạng bệnh, các bệnh lý mắc kèm và các triệu chứng người bệnh đang gặp mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp loại thuốc, liều dùng. Do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe!
  • Hoàng Bình
    Hoàng Bình - Gửi lúc 12:28 12/07/2023
    Bs cho liều dùng 1 viên Bíoprolol nhưng vì nhầm với thuốc khác nên đã uống 2 viên.Vậy có nguy hiểm không a.Xin tư vấn.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn. Đối với trường hợp bạn uống quá liều lượng bác sĩ kê thì nên theo dõi cơ thể. Nếu cơ thể gặp phải các triệu chứng:
      -Mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim chậm và huyết áp bị hạ quá mức: Để giảm bớt tình trạng này, giảm chóng mặt, quay cuồng, bạn cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, đứng dậy từ từ khi đang ngồi hay nằm.
      -Gây tăng nhịp tim đột ngột hoặc hạ nhịp tim quá mức: Xảy ra do tình trạng ngưng thuốc đột ngột hoặc dùng quá liều.
      -Tay chân lạnh: Thuốc bisoprolol có thể làm giảm lưu lượng máu đến tay và chân của bạn, khiến bạn cảm thấy lạnh. Nếu cơ thể có biểu hiện bất thường thì nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ có hướng xử lý. Chúc bạn sức khỏe. Thân ái.
  • Nguyễn tiến Lộc
    Nguyễn tiến Lộc - Gửi lúc 14:20 15/04/2023
    Thuốc Bisoprolol có dùng cùng với thuốc huyết áp Losart-H được không
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn.
      Cả hai thuốc bạn đang hỏi đều có tác dụng hạ huyết áp. Việc phối hợp các thuốc có cùng tác dụng với nhau bạn cần phải được chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào chỉ số Huyết áp hiện tại, tiền sử dùng thuốc điều trị trước đây để kê đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý phối hợp vì có thể gây hạ huyết áp quá mức.
      Chúc bạn sức khoẻ!