Chỉ cần thay đổi một chút trong chế độ ăn và dành thời gian tập luyện mỗi ngày có thể giúp cho hiệu quả cải thiện run, co cứng cơ hoặc khả năng vận động của người bệnh Parkinson nâng cao đáng kể.

Chỉ cần thay đổi một chút trong chế độ ăn và dành thời gian tập luyện mỗi ngày có thể giúp cho hiệu quả cải thiện run, co cứng cơ hoặc khả năng vận động của người bệnh Parkinson nâng cao đáng kể.

Chính vì lý do này, hôm nay chúng tôi đã phỏng vấn GS. TS Nguyễn Văn Thông - Phó chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, Nguyên chủ nhiệm bộ môn thần kinh Viện nghiên cứu Y Dược lâm sàng 108. Là một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thần kinh, giáo sư sẽ tư vấn cho quý vị những thực phẩm nên ăn, nên kiêng và chế độ tập luyện khi mắc bệnh Parkinson.

   Giáo sư Thông trong buổi phỏng vấn cùng MC Trần Hằng
Giáo sư Thông trong buổi phỏng vấn cùng MC Trần Hằng

Thực phẩm người bệnh Parkinson nên ăn, nên kiêng

Nguyên tắc đầu tiên mà người bệnh Parkinson cần nhớ là cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Một số thực phẩm tốt cho bệnh Parkinson như các loại ngũ cốc, bột mì, gạo thô, rau lá xanh, rau nhớt ví dụ rau đay, mồng tơi, rau khoai, hoa quả tươi người bệnh nên tăng cường bổ sung . Bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng, bảo vệ và làm ổn định quá trình dẫn truyền thần kinh, từ đó nâng cao hiệu quả giảm run cho người bệnh.

Đối với protit, người bệnh Parkinson không nên ăn nhiều protit động vật, ví dụ các loại thịt. Thay vào đó, giáo sư Thông khuyên rằng, người bệnh Parkinson nên bổ sung protit từ thực vật bằng cách ăn nhiều đậu cove, đậu ván, lạc vừng,... Một điều nữa là trong chế độ ăn không nên có quá nhiều đường, đồ ngọt, bánh kẹo. Bởi đường thúc đẩy quá trình lão hóa, thoái hóa não bộ nhanh hơn, làm các triệu chứng của bệnh Parkinson tăng nặng hơn.

Chế độ ăn cải thiện biến chứng khó nuốt và táo bón

Đến một giai đoạn nào đó, người bệnh Parkinson sẽ gặp phải biến chứng nuốt nghẹn, nuốt khó. Mong giáo sư đưa ra một vài lời khuyên giúp người bệnh ăn và uống thuốc dễ dàng hơn?

Do sự thiếu hụt dopamin nên ở giai đoạn sau, người bệnh Parkinson sẽ gặp phải tình trạng khó khăn khi ăn cơm, uống nước, dễ bị sặc, nghẹn, nôn. Để giải quyết vấn đề này, người bệnh nên chú ý một số điều sau:

- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể

- Ăn từng chút nhỏ một, ăn thật chậm, nhai thật kỹ

- Không ăn những thức ăn lỏng luôn.

- Chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng, tinh nhuyễn để thuận lợi cho việc nhai và nuốt thức ăn

Giáo sư Thông cũng khuyên rằng, nếu gặp nhiều khó khăn trong bữa ăn, người bệnh có thể uống một liều thuốc trước bữa ăn khoảng 30 - 40 phút để bổ sung lượng dopamin, giúp các hoạt động trong ăn uống dễ dàng hơn.

Trong vấn đề uống nước, người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ, uống nhiều lần trong ngày để đảm bảo đủ 2 lít nước. Một số đồ uống cần hạn chế là rượu, bia, nước ngọt có ga hay những chất kích thích như cà phê, trà đặc.

Rau lá xanh, hoa quả tươi nhiều màu sắc là những thực phẩm tốt cho người bệnh Parkinson
Rau lá xanh, hoa quả tươi nhiều màu sắc là những thực phẩm tốt cho người bệnh Parkinson

Thưa giáo sư, để cải thiện triệu chứng táo bón trong bệnh Parkinson thì người bệnh cần phải làm gì?

Thứ nhất, người bệnh nên bổ sung thật nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau của quả và uống đủ nước mỗi ngày như trên. Một số loại thực phẩm có tính nhuận tràng, giảm táo bón người bệnh có thể sử dụng như khoai lang, vừng đen, rau má, diếp cá….

Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón không được cải thiện, người bệnh uống một số thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời dành thời gian tập luyện mỗi ngày để kích thích tăng nhu động ruột.

Đâu là cách tập luyện đúng cho người bệnh Parkinson?

Thưa giáo sư, người bệnh Parkinson nên tập luyện như thế nào để vừa cải thiện triệu chứng vừa đảm bảo an toàn?

Đối với bệnh nhân Parkinson, tập không phải để khỏe mà tập cho linh động các khớp, tập chống teo cơ là hai vấn đề quan trọng.

Đối với bệnh nhân Parkinson, tập không phải để khỏe mà tập cho linh động các khớp, tập chống teo cơ là hai vấn đề quan trọng. 

Nếu chúng ta tập quá gắng sức, cơ thể mệt mỏi có thể sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh càng tăng lên. Thay vào đó, người bệnh Parkinson nên lựa chọn các bài tập theo khả năng và tăng dần mức độ tập luyện khi cơ thể đã đáp ứng. Một số bài tập người bệnh có thể lựa chọn như đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh, tập leo cầu thang nhưng cần chú ý lựa chọn mặt phẳng, tránh các chướng ngại vật và không nên quay người đột ngột để đề phòng nguy cơ té ngã

Rất cảm ơn GS. TS Nguyễn Văn Thông đã nhận lời tham gia phỏng vấn và cung cấp cho người bệnh Parkinson rất nhiều thông tin hữu ích về chế độ ăn uống, tập luyện giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Hy vọng thông qua bài viết này, quý độc giả không chỉ biết cách lựa chọn những thực phẩm nên ăn, nên tránh  mà còn có thể tự mình xây dựng một kế hoạch tập luyện phù hợp để đẩy lùi bệnh Parkinson . Chúc bạn mạnh khỏe!

Thực hiện phỏng vấn: Trần Hằng

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận