Theo Tạp chí thần kinh Hoa Kỳ, tập thể dục như một liều thuốc tự nhiên, giúp người bệnh Parkinson nâng cao khả năng vận động. Tuy nhiên, tay chân run rẩy, các cơ khớp cứng đờ đôi khi lại là một “rào cản” khiến người bệnh ngại vận động, thậm chí tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nếu không nắm rõ những lưu ý quan trọng trong trong bài viết dưới đây.

 Tập thể dục đúng cách giúp người bệnh Parkinson nâng cao hiệu quả giảm run, cứng cơ

Tập thể dục đúng cách giúp người bệnh Parkinson nâng cao hiệu quả giảm run, cứng cơ

Người bệnh Parkinson không nên lựa chọn những bài tập nào?

Với người bệnh Parkinson, tập luyện không phải để thêm tráng kiện mà tập để các cơ bắp dẻo dai, linh hoạt hơn. Do vậy, tùy theo thể trạng từng người để chọn lựa những bài tập phù hợp.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia thần kinh khuyến cáo, người bệnh Parkinson không nên tập những bài tập gây áp lực lớn lên khớp gối hoặc cần gắng sức quá nhiều. Bởi khi càng gắng sức, cơ thể càng “tiêu tốn” dopamin nhiều hơn. Vì thế, một số bài tập nhẹ nhàng như: dưỡng sinh, đi bộ, tập đi dưới nước là những lựa chọn ưu thế với những người mắc phải căn bệnh này.

Tập luyện vào giờ nào là thích hợp?

Buổi sáng và chiều muộn luôn là khoảng thời gian tốt nhất cho việc luyện tập. Tuy nhiên, người bệnh không nên tập ngay sau khi thức dậy, bởi đó là lúc cơ thể vừa kết thúc trạng thái nghỉ ngơi và “chưa sẵn sàng” cho những hoạt động mạnh. Nếu vội vàng tập luyện sẽ rất dễ xảy ra các tai biến về tim mạch, tai biến mạch máu não,…

Những ngày nắng nóng, người bệnh Parkinson cũng nên tập trước 9h sáng và sau 5h chiều để hạn chế tác động xấu của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Còn những ngày thời tiết xấu, mưa nhiều thì người bệnh nên tập trong nhà để đề phòng nguy cơ té ngã.

Người bệnh Parkinson nên tập bao lâu là đủ?

 Khi cảm thấy mệt, người bệnh parkinson nên tạm nghỉ sau đó tiếp tục tập luyện

Khi cảm thấy mệt, người bệnh parkinson nên tạm nghỉ sau đó tiếp tục tập luyện

Thực tế, không có thời gian tập luyện quy chuẩn cho người bệnh Parkinson. Thời gian tập bao lâu, dài hay ngắn là phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Khi cảm thấy mệt, người bệnh có thể ngồi nghỉ, không nên gắng sức hay tập nhanh, tập vội.

Tuy nhiên, thời gian tập luyện trung bình mỗi ngày cần đảm bảo ít nhất 45 phút và cần duy trì đều đặn 5 buổi/ tuần.

Người bệnh Parkinson nên tập luyện ở đâu?

Công viên, nhà tập hay bất cứ nơi đâu có địa hình bằng phẳng, không khí thoáng mát đều là những nơi người bệnh Parkinson có thể tập thể dục.

Người bệnh có thể tập tại các câu lạc bộ người cao tuổi của xã, phường để gặp gỡ và giao lưu với những người cùng tuổi, từ đó tìm thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống.

 Công viên, nhà tập thoáng mát, bằng phẳng - là những nơi rất thích hợp cho người bệnh Parkinson tập luyện

Công viên, nhà tập thoáng mát, bằng phẳng - là những nơi rất thích hợp cho người bệnh Parkinson tập luyện

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ để đảm bảo an toàn khi tập luyện

Lưu ý khi đi bộ

- Khi đi cần cố gắng thẳng lưng, mắt nhìn thẳng và hít thở đều đặn

- Đi chậm, bước dài chân, 2 tay vung theo nhịp bước

- Tay tốt nhất là để tự do, không cầm nắm vật gì, nếu chống gậy thì tay còn lại cũng nên để tự do để đề phòng ngã còn kịp thời chống đỡ

Lưu ý khi đứng

Thay vì đứng hai chân song song, người bệnh Parkinson nên tập thói quen đứng với tư thế chân trước - chân. Với tư thế này, khi người bệnh tiếp tục di chuyển sẽ dễ bước hơn.

Lưu ý khi leo cầu thang

Với người bệnh Parkinson, khi leo cầu thang cần hết sức lưu ý:

- Nên bám chắc vào tay vịn cầu thang để đảm bảo an toàn

- Bước thật chậm, nhấc chân cao và nếu cảm thấy bước khó thì nên bạn nhờ người thân hỗ trợ.

- Tuyệt đối không bê vác, cầm nắm đồ vật nhất là những đồ cồng kềnh khi leo cầu thang

- Không đi dép quá rộng, dễ trơn trượt

Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp người bệnh Parkinson giảm bớt những khó khăn khi tập luyện và quan trọng hơn là giảm được nguy cơ bị té ngã. Thực tế, tập luyện không hẳn là một thử thách, bởi chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, ngủ sâu giấc hơn, các cơ bắp và khả năng vận động cũng sẽ dần cải thiện đáng kể. Còn chần chừ gì mà không bắt tay tập luyện ngay hôm nay!

 Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận