Phần lớn những người bị Parkinson đều lớn tuổi, hệ hô hấp và phổi dễ bị tổn thương. Đây là nhóm đối tượng sẽ gặp nguy hiểm nếu không may mắc phải Covid-19.

Do đó, trong giai đoạn chính phủ ban hành “Chỉ thị cách ly toàn quốc” khẩn cấp như hiện nay, thì người bệnh Parkinson cần phải tự biết cách bảo vệ sức khỏe cho mình và đừng bỏ qua bất kỳ một thông tin quan trọng nào sau đây.

Nhiễm Covid-19 làm cho tình trạng bệnh Parkinson nghiêm trọng hơn

Hệ miễn dịch ở người bệnh Parkinson vốn đã yếu, phổi của họ thường kém dãn nở hơn so với người bình thường bởi sự co cứng và chậm vận động của các cơ chịu trách nhiệm giãn nở ở thành ngực. Nếu chẳng may nhiễm thêm Covid-19, virus tấn công vào phổi sẽ càng khiến người bệnh dễ gặp phải các biến chứng suy hô hấp như viêm phổi, nhiễm trùng. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ tử vong ở người bệnh Parkinson mắc Covid-19 cao hơn bình thường.

Covid-19 còn có thể khiến triệu chứng Parkinson nặng lên. Một người mắc Covid-19 có thể thấy run rẩy nhiều hơn, di chuyển chậm chạp và khó khăn hơn.

Ngoài ra, sự tác động từ Covid-19 có thể khiến huyết áp không ổn định và làm tăng nặng thêm các triệu chứng hạ huyết áp tư thế mỗi khi người Parkinson thay đổi tư thế đột ngột. Vì vậy, khi đứng lên hay ngồi xuống cần thực hiện động tác một cách từ từ và nên tìm chỗ có thể vịn tay được như thành bàn, thành giường hay thành ghế.

Người bệnh Parkinson dù chưa mắc Covid-19 nhưng bệnh vẫn nặng lên do đâu?

Nguyên nhân chính là sự căng thẳng quá mức cũng làm cho các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Parkinson vốn là một bệnh rối loạn do thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Lo lắng quá mức về dịch Covid-19 càng khiến cho hệ thần kinh của người bệnh Parkinson bị yếu thêm, vì thế mà làm giảm sức chống đỡ của cơ thể với bệnh tật.

Người bị Parkinson với hệ hô hấp yếu có nguy cơ tử vong cao nếu mắc phải Covid-19

Người bị Parkinson với hệ hô hấp yếu có nguy cơ tử vong cao nếu mắc phải Covid-19

Giữa “tâm bão” Covid-19, người bị Parkinson cần phải làm gì?

Mặc dù có nguy cơ tử vong cao, nhưng nếu người bị Parkinson thực hiện tốt công tác phòng dịch thì rủi ro về sức khỏe cũng sẽ được giảm thiểu. Bên cạnh những biện pháp chung đã được khuyến cáo như: Hạn chế đi ra ngoài, cách ly phòng lây nhiễm, đeo khẩu trang, rửa tay,... thì người bị Parkinson cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

Kiểm tra lại các thuốc và dụng cụ y tế cần thiết

Người những bệnh mạn tính như Parkinson cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Do đó, việc bạn cần làm ngay là kiểm kê xem lượng thuốc của mình còn lại bao nhiêu và dùng được bao lâu nữa. Tốt nhất, bạn nên có đủ thuốc để dùng trong vòng 30 ngày tới để đề phòng tình trạng khan hiếm, không mua được thuốc. Hãy ghi thêm tên và thông tin liên lạc của một số bác sĩ hoặc bệnh viện mà bạn thường tới khám, để đề phòng lúc cần thiết.

Chuẩn bị sẵn thuốc và các dụng cụ y tế cần thiết để tránh phải đi lại nhiều trong mùa dịch

Chuẩn bị sẵn thuốc và các dụng cụ y tế cần thiết để tránh phải đi lại nhiều trong mùa dịch

Hạn chế ra ngoài đường, giảm thiểu tiếp xúc

Người bệnh Parkinson nên hạn chế ra ngoài đường, trừ khi thực sự cần thiết để tránh bị lây nhiễm. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các công cụ liên lạc trực tuyến để gọi điện, gọi video,...nhằm trao đổi thông tin thay vì phải gặp mặt trực tiếp.

Bạn cũng có thể dùng các công cụ trực tuyến này để đặt hàng và thanh toán online thay cho việc phải ra ngoài để mua các nhu yếu phẩm và thức ăn hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thêm một chút để giảm thiểu tiếp xúc với người giao hàng bằng một số cách như để hàng trước cửa, không chạm tay gần,...

Thậm chí, ngay cả khi đột nhiên gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó, bạn cũng có thể liên lạc với bác sĩ hoặc bệnh viện qua điện thoại để nhờ tư vấn trước. Nếu vấn đề đó là không nghiêm trọng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách để tự chăm sóc tại nhà.

Khi có việc buộc phải ra ngoài, hãy luôn đảm bảo rằng bạn đã đeo khẩu trang và áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ cần thiết.

Tăng cường sử dụng các công cụ liên lạc trực tuyến thay vì phải gặp mặt trực tiếp

Tăng cường sử dụng các công cụ liên lạc trực tuyến thay vì phải gặp mặt trực tiếp

Chăm sóc sức khỏe và tinh thần

Bên cạnh việc uống thuốc đều đặn đúng giờ thì người bệnh cần ăn uống đầy đủ và tăng cường luyện tập thể dục tại nhà để giảm bớt các triệu chứng của bệnh, qua đó giúp nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Ở nhà quá nhiều sẽ có thể khiến bạn buồn chán, sao bạn không “tranh thủ” cơ hội này để làm những điều thú vị mà trước kia chưa có thời gian làm. Ví dụ đọc một quyển sách, học nấu món ăn mới, luyện môn thể dục tốt cho sức khỏe,...

Cân nhắc kỹ thời điểm phẫu thuật kích thích não sâu

Trong trường hợp người Parkinson đang cân nhắc phẫu thuật kích thích não sâu thì tốt nhất nên trì hoãn cho tới khi hết dịch. Với người đã phẫu thuật nhưng sắp hết pin hoặc đã hết pin cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được thay pin. Việc chần chừ không thay pin sẽ khiến triệu chứng Parkinson quay trở lại, đồng thời người bệnh có nguy cơ biến chứng cao hơn khi nhiễm Covid-19.

Người chăm sóc bệnh nhân Parkinson cần lưu ý gì?

Người chăm sóc thường có sức khỏe cao hơn và khả năng phục hồi tốt hơn nếu không may mắc phải Covid-19, nhưng người bị Parkinson thì không được may mắn như vậy.

Do đó, những người chăm sóc bệnh nhân Parkinson cần phải lưu ý đến sức khỏe của bản thân mình trong thời gian này, để không bị ảnh hưởng tới việc chăm sóc và tránh nguy cơ lây bệnh cho người nhà bị Parkinson. Ngoài việc áp dụng tốt các biện pháp bảo vệ sức khỏe như hướng dẫn ở phía trên, bạn cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nếu cần thiết.

Tóm lại, mặc dù người bệnh Parkinson cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao với Covid-19 nhưng bạn hãy giữ vững tinh thần, đừng lo lắng hay sợ hãi quá nhiều. Chỉ cần nỗ lực thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ cần thiết trên, là bạn đã nắm trong tay cẩm nang vàng để vượt qua “cơn bão Covid-19” nguy hiểm bậc nhất trong lịch sử y học này rồi.
 

Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/lung/news/20200325/covid-19-what-people-with-parkinsons-should-know#2

https://www.apdaparkinson.org/article/questions-about-pd-and-covid-19/

https://www.parkinsons.org.uk/news/understanding-coronavirus-and-parkinsons

https://www.parkinson.org/blog/tips/Coronavirus

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận