Tuổi cao, di truyền và một số yếu tố khác như tiền sử gia đình, tiếp xúc với môi trường độc hại, chấn thương đầu… làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói, và các chức năng khác. Ở người bình thường, một số tế bào thần kinh trong não bộ có chức năng sản xuất Dopamine để truyền tín hiệu đi trong não. Ở những bệnh nhân Parkison, có tới 80% các tế bào này bị hư hỏng, chết hoặc bị thoái hóa. Điều này làm rối loạn dẫn truyền thần kinh, gây ảnh hưởng tới việc kiểm soát hành động của chính bản thân người bệnh. Các triệu chứng thường xuất hiện như: run rẩy tay, cánh tay, chân, hàm, mặt; cứng khớp ở tay chân; chậm vận động, chuyển động; mất khả năng cân bằng cơ thể.

Mặc dù nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố nguy cơ khá rõ ràng.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Parkinson:

1. Tuổi tác:

Tuổi tác vẫn được coi là yếu tố quan trọng gây nên bệnh. Cụ thể, Parkinson thường chỉ gặp ở độ tuổi ngoài 50.

2. Yếu tố di truyền:

Bên cạnh tuổi tác thì yếu tố di truyền cũng hay được nhắc đến trong bệnh Parkinson. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ở người bệnh Parkinson những tổn thương thần kinh bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Mayo Clinic – trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế cho thấy các gen Alpha-synuclein có thể có vai trò trong khả năng phát triển bệnh. Nghiên cứu cho thấy rằng những người có loại gen này hoạt động nhiều hơn thì có nguy cơ mắc bệnh Parkinsoncao gấp 1,5 lần bình thường. Những phát hiện này hỗ trợ sự hình thành và phát triển của liệu pháp ức chế alpha-synuclein để hạn chế sự phát triển của bệnh hoặc thậm chí ngăn chặn căn bệnh này.

3. Giới tính:

Một thống kê cho thấy nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh Parkinson hơn nữ giới. Lý do có thể là nam giới thường tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ khác như: chất độc hoặc chấn thương. Cũng có giả thuyết cho rằng estrogen có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh. Hoặc, trong trường hợp có vai trò của yếu tố di truyền, một gen gây bệnh Parkinson có thể được gắn với nhiễm sắc thể X.

4. Tiền sử gia đình:

Nếu trong gia đình bạn có người mắc phải căn bệnh này thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh khá thấp.

5. Ảnh hưởng từ môi trường:

Những người tiếp xúc với các độc tố môi trường như thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do một số các chất độc trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có khả năng ức chế sản xuất Dopamine và sản sinh ra nhiều gốc tự do.

6. Chấn thương đầu:

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự liên kết giữa những chấn thương ở đầu, cổ, cột sống với bệnh Parkinson. Một nghiên cứu năm 2007 thực hiện trên 60 người bệnh Parkinson cho thấy họ đều có các dấu hiệu đã có tiền sử chấn thương ở phần trên thắt lưng. Một số bệnh nhân có thể nhớ nguyên nhân chấn thương từ một sự cố cụ thể, những người khác thì không. Ở một số trường hợp các triệu chứng Parkinson phải mất nhiều thập kỷ mới bắt đầu có biểu hiện rõ ràng.

7. Thiếu Vitamin B9 (acid folic):

Một nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy những con chuột bị thiếu hụt vitamin B9 có các triệu chứng giống như bệnh Parkinson, trong khi những con chuột có mức B9 bình thường thì không có các triệu chứng này.

Tỷ lệ mắc phải bệnh Parkison là 1/300 nghĩa là trong số 300 người thì có 1 người bị mắc căn bệnh này. Những người có các yếu tố nguy cơ nêu trên chỉ có khả năng mắc bệnh rất nhỏ, tuy nhiên hầu hết các mọi ngườithường sẽ có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ. Ở yếu tố nguy cơ đầu tiên về tuổi tác - tất cả chúng ta đều đang già đi - là một tình trạng hiện tại không thể khắc phục được! Tuy nhiên, với các yếu tố nguy cơ khác - các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ chế gây bệnh để tìm ra biện pháp khắc phục. Việc điều trị Parkinson còn gặp nhiều khó khăn do đó dự phòng hoặc điều trị bệnh sớm vẫn luôn đóng một vai trò rất quan trọng.

Hồng Cúc

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận