Khó nuốt, buồn nôn và nôn, đầy hơi hoặc táo bón là những vấn đề về tiêu hóa mà người bệnh Parkinson thường gặp phải. Khi các triệu chứng này nặng dần lên, không những sẽ gây nhiều khó khăn trong cuộc sống mà có thể làm người bệnh thiếu dinh dưỡng trầm trọng dẫn đến suy nhược cơ thể.

Để giải thích cho những khó khăn về tiêu hóa mà người bệnh Parkinson phải chịu, các bác sĩ đã chỉ ra rằng, chính việc não bị tổn thương làm thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh sẽ tác động xấu lên thần kinh vùng vận động. Điều này đã làm ảnh hưởng đến các cơ liên quan trong việc xử lý thức ăn ở hệ tiêu hóa. Đồng thời, bản chất bệnh Parkinson còn ảnh hưởng đến thần kinh ruột, thần kinh chạy dọc hệ tiêu hóa. Khi hệ thần kinh ruột chịu nhiều tác động xấu ắt hẳn sẽ tác động đến tiêu hóa ở người bệnh.

1. Một số vấn đề tiêu hóa mà người bệnh Parkinson hay gặp phải

Nuốt khó khăn

Do ảnh hưởng của bệnh lên thần kinh, người bệnh Parkinson có xu hướng nuốt ít và nuốt không thường xuyên. Kết quả là đến 70% trường hợp người bệnh được hỏi đã miêu tả có rất nhiều nước bọt trong miệng, dẫn đến khó khăn khi nuốt thức ăn xuống thực quản. Thức ăn dễ bị trôi ra ngoài hoặc có thể gây sặc.

Ngậm kẹo, tập nuốt hoặc loại bỏ nước bọt thường xuyên là những cách dễ thực hiện mà người bệnh nên làm để giảm bớt triệu chứng. Hoặc có thể dùng thuốc Atropine ức chế thần kinh đối giao cảm nhằm kích thích nuốt thức ăn dễ hơn. Atropine dễ dàng tác dụng khi đặt dưới lưỡi người bệnh. Tuy vậy, quan trọng nhất vẫn là điều trị tốt bệnh Parkinson, bởi đây nguyên nhân chính gây ra những triệu chứng khó nhai, khó nuốt.

Kho-nuot-la-mot-trong-cac-van-de-tieu-hoa-nguoi-benh-Parkinson-gap-phai
Khó nuốt là một trong các vấn đề tiêu hóa người bệnh Parkinson gặp phải

Buồn nôn

Buồn nôn hoặc đầy hơi có thể xảy ra khi dạ dày tống đẩy thức ăn vào ruột non quá chậm, dấu hiệu sớm của bệnh liệt dạ dày. Thức ăn ứ lại dạ dày sẽ cản trở quá trình hấp thu thuốc điều trị bệnh Parkinson ở ruột non, làm bệnh ngày một nặng hơn. Để giải quyết tình trạng giảm hấp thu thuốc này ở người bệnh Parkinson, nhiều con đường vận chuyển thuốc khác được áp dụng, như tiêm, truyền thuốc dưới da….

Táo bón

Táo bón do bệnh Parkinson được định nghĩa là ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng táo bón thường bắt đầu trước khi triệu chứng vận động được chẩn đoán. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh, người đi ngoài ít hơn 1 lần/ngày có nguy cơ phát triển Parkinson tăng gấp 4 lần so với người bình thường.

Táo bón xảy ra có thể do các hoạt động không đúng của hệ thần kinh tự chủ, thần kinh điều khiển hoạt động của cơ trơn. Khi cơ trơn không được kích thích hoạt động, đường ruột có thể hoạt động chậm, gây táo bón. Các thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson cũng ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ và gây táo bón, thường gồm Levodopa, tiền chất dopamin, Amantadine, đặc biệt là các thuốc kháng giao cảm Artane hoặc Cogentin.

Các vấn đề liên quan đến bàng quang

Những người mắc bệnh Parkinson cũng có thể gặp nhiều vấn đề về bàng quang. Khó khăn thường thấy nhất là tăng nhu cầu tiểu tiện và tiểu són, thậm chí ngay cả khi bàng quang không có nhiều nước. Người bệnh có thể được điều trị bằng Oxybutynin, Tolterodine hoặc Darifenacin, nếu như chứng khó tiểu này không phải do nhiễm trùng tiết niệu hoặc các bệnh khác ngoài Parkinson.

2. Lời khuyên cho người bệnh Parkinson giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa không chỉ gặp ở bệnh Parkinson mà còn do rất nhiều lý do khác. Thói quen ăn uống không lành mạnh, mang thai, mắc một số bệnh tiêu hóa hoặc thậm chí do dùng thuốc điều trị bệnh, cũng có thể làm tiêu hóa khó khăn. Như vậy, để tránh các vấn đề về tiêu hóa ở bệnh Parkinson, trước hết cần điều trị tốt Parkinson. Song song, bạn nên kết hợp thực hiện những điều sau để giảm bớt triệu chứng và đẩy lùi tình trạng tiêu hóa khó khăn:  

- Có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều chất xơ từ các loại trái cây, rau kết hợp với các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc.

- Ăn các loại thực phẩm mềm, nhai chậm, kỹ để quá trình nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Lựa chọn kỹ lưỡng các loại thực phẩm đưa vào cơ thể. Ví dụ như, bánh mì nên chứa ít nhất 3 gam chất xơ trên một khẩu phần ăn. Thông tin này có thể xem được trên bao bì của nhà sản xuất.

 Nhai-ky-de-khac-phuc-cac-van-de-kho-nuot-o-nguoi-benh-Parkinson
Nhai kỹ để khắc phục các vấn đề khó nuốt ở người bệnh Parkinson

- Uống từ 1,4 – 2 lít nước/ngày kết hợp thêm các loại chất lỏng khác và nên uống nước ấm. Lưu ý, sữa có thể gây táo bón ở một số người. Vì vậy bạn nên theo dõi trong quá trình sử dụng, nếu có dấu hiệu táo bón nặng hơn thì nên ngưng dùng.

- Tập thể dục hàng ngày. Khuyến cáo tần xuất tập theo độ tuổi. Khoảng 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần đối với người trưởng thành.

- Bổ sung nhiều trái cây, ngũ cốc cho cơ thể nếu có thể. Đặc biệt là các loại có tích chất nhuận tràng như chuối, đu đủ hoặc khoai lang.

- Cuối cùng, nếu bạn đang sử dụng thuốc kích thích nhuận tràng, bạn cần phải có sự cho phép của bác sỹ và hỏi ý kiến bác sỹ nếu dùng trên 2 tuần mà không hiệu quả.

Khó khăn trong tiêu hóa là điều khó tránh khỏi đối với bệnh Parkinson. Tuy chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Nhưng có một chế độ ăn bổ sung chất xơ hợp lý, kết hợp điều trị tốt bệnh Parkinson, sẽ giúp người bệnh phần nào cải thiện các vấn đề khó khăn do tiêu hóa.

DS. Đông Tây

Nguồn tham khảo: http://www.pdf.org

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận