Đa số các trường hở van 3 lá 2/4 không cần điều trị. Tuy nhiên, mức độ hở van có thể tăng lên theo thời gian và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Sau đây là 3 biến chứng người bệnh hở van tim 3 lá 2/4 cần tránh và giải pháp giúp bạn phòng ngừa hiệu quả.

Viêm nội tâm mạc - biến chứng nguy hiểm nhất của hở van tim 3 lá

Bất cứ người bệnh van tim nào, không riêng hở van tim 3 lá 2/4 đều cần cảnh giác với viêm nội tâm mạc. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng, có thể gây hỏng van tim, bao gồm cả van tim bình thường và van tim thay thế.

Biến chứng viêm nội tâm mạc thường xảy ra khi vi khuẩn, nấm hoặc vi trùng từ một bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như miệng, lây lan qua máu và gắn vào van tim. Nếu không được điều trị nhanh chóng, viêm nội tâm mạc sẽ làm tăng mức độ hở van, nặng hơn là phá hủy van tim.

Hở van 3 lá 2/4 có thể tăng độ nếu có biến chứng viêm nội tâm mạc.

Dấu hiệu nhận biết viêm nội tâm mạc

Viêm nội tâm mạc sẽ diễn biến âm thầm hoặc khởi phát đột ngột tùy theo loại vi khuẩn gây bệnh. Nhưng bạn có thể nhận biết chúng qua một số dấu hiệu cảnh báo:

▪ Các triệu chứng giống như cúm, ví dụ: sốt và ớn lạnh

▪ Mệt mỏi

▪ Đau khớp và cơ

▪ Đổ mồ hôi đêm.

▪ Khó thở, đau ngực khi thở

Nếu bạn có các triệu chứng này, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Cách phòng ngừa viêm nội tâm mạc

Nếu bạn gặp vấn đề với van ba lá, điều quan trọng là bạn phải thực hiện các biện pháp dự phòng để giảm nguy cơ viêm nội tâm mạc:

▪ Chăm sóc tốt răng miệng, thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần.

▪ Thông báo cho nha sĩ biết bạn bị hở van tim.

▪ Dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng trước khi tiến hành bất kỳ thủ thuật ngoại khoa nào.

Hở van tim 3 lá 2/4 tiến triển gây biến chứng suy tim

Hở van 3 lá 2/4 có thể dẫn đến suy tim phải. Đây là lý do tại sao, dù chưa cần điều trị nhưng người bệnh hở van vẫn được khuyên thay đổi lối sống và theo dõi thường xuyên, tránh bệnh tiến triển làm giảm khả năng hoạt động của tim.

Bình thường, van 3 lá sẽ giữ vai trò giúp máu lưu thông 1 chiều từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải. Vì vậy, khi van 3 lá bị hở, máu có thể ứ lại tại tâm thất phải. Tim buộc phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lại lượng máu bị trào ngược. Điều này có thể khiến tâm thất giãn rộng và suy yếu theo thời gian.

Dấu hiệu nhận biết biến chứng suy tim

Suy tim có thể được nhận biết sớm bằng một số dấu hiệu đặc trưng. Điều bạn cần làm là ngay khi phát hiện các triệu chứng, tái khám để kiểm tra chức năng tim.

Dấu hiệu cảnh báo biến chứng suy tim là:

▪ Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống.

▪ Mệt mỏi và yếu đuối.

▪ Sưng (phù) ở chân, mắt cá chân và bàn chân.

▪ Nhịp tim nhanh hoặc tim đập lúc nhanh lúc chậm.

▪ Giảm khả năng tập thể dục.

▪ Ho dai dẳng hoặc thở khò khè.

Khó thở, tim đập nhanh, đau tức ngực là dấu hiệu cảnh báo hở van 3 lá chuyển nặng.

Cách phòng ngừa biến chứng suy tim

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ hở van tim 3 lá 2/4 tiến triển thành suy tim. Trong đó quan trọng nhất là điều chỉnh lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, tiểu đường, mỡ máu…

Những thay đổi lối sống bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa hở van trở nặng bao gồm:

▪ Không hút thuốc.

▪ Ăn nhạt, kiểm soát lượng muối khi chế biến thức ăn.

▪ Ưu tiên rau xanh, trái cây tươi, quả hạch.

▪ Giảm các thực phẩm chứa cholesterol “xấu”: phủ tạng động vật, mỡ, da…

▪ Hạn chế dùng các đồ uống chứa chất kích thích: trà đặc, cà phê, bia rượu…

▪ Thể dục tối thiểu 5,5 ngày/tuần, nên chọn các bài tập vừa phải như đi bộ, bơi lội.

▪ Sử dụng thảo dược phòng chống suy tim: Một số Cây thuốc như Đan Sâm, Hoàng Đằng đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ chức năng tim, phòng hở van tim hay các bệnh lý tim mạch khác tiến triển thành suy tim. Do đó, sử dụng những thảo dược này cũng là lựa chọn tốt để tránh hở van tăng độ.

Nguy cơ rung nhĩ ở người bệnh hở van 3 lá 2/4

Một số người bị hở van tim 3 lá có thể gặp biến chứng rung tâm nhĩ. Biến chứng này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Khi van tim 3 lá bị hở 2/4, một lượng máu sẽ phụt ngược trở lại buồng tim và ứ đọng trong đó. Lâu này, cơ tim bị giãn khiến quá trình dẫn truyền xung điện qua các bó cơ rối loạn. Hậu quả là tâm nhĩ đập bất thường.

Dấu hiệu nhận biết rung nhĩ

Bạn có thể không nhận biết được hở van tim 3 lá 2/4 nhưng nếu biến chứng rung nhĩ xảy ra, sẽ có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là 5 triệu chứng rung nhĩ điển hình:

▪ Cảm thấy tim đập rất nhanh (đánh trống ngực.)

▪ Khó thở, hụt hơi.

▪ Đau âm ỉ trong lồng ngực.

▪ Choáng váng.

▪ Mệt mỏi, không thể vận động bình thường.

Cách phòng ngừa rung nhĩ

Yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng tránh biến chứng rung nhĩ là thay đổi lối sống. Lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn có một van tim khỏe và một trái tim tốt. Bạn cần:

▪ Ăn ít dầu mỡ, đồ chiên rán, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn…

▪ Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

▪ Hạn chế căng thẳng và stress.

▪ Tập thể dục đều đặn.

▪ Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để tăng cường chức năng tim như Ích Tâm Khang.

Xem chi tiết thêm Ích Tâm Khang Tại Đây

Mặc dù hở van tim 3 lá 2/4 đa số là nhẹ, không có triệu chứng nhưng người bệnh không nên chủ quan. Ngay khi phát hiện mình mắc bệnh, bạn cần chủ động phòng ngừa hở van tăng độ và gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, rung nhĩ hay viêm nội tâm mạc.

 

Tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/endocarditis/symptoms-causes/syc-20352576

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tricuspid-valve-regurgitation/symptoms-causes/syc-20350168

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận