Hở van 2 lá là một trong số những bệnh lý tim mạch thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Vì vậy, không ít người khi bị bệnh cảm thấy bất an, lo lắng, liệu bệnh có chữa trị được không? Có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Hở van tim 2 lá là gì?

Van 2 lá là van tim nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái của tim. Giống như van ba lá hay van động mạch chủ, tác dụng của van hai lá là đảm bảo máu chảy qua tim đúng lúc và đúng hướng. Khi van 2 lá mở, máu sẽ từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái. Sau đó, khi tâm thất trái được bơm đầy máu, van 2 lá đóng lại để ngăn không cho máu chảy ngược.

Hở van tim 2 là tình trạng van hai lá đóng không kín, khiến chảy ngược trở lại tâm nhĩ trái. Điều này buộc tâm nhĩ phải hoạt động nhiều hơn, dần to ra và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở...

 Van hai lá bị hở khiến máu phụt ngược trở lại tâm nhĩ trái.

Van hai lá bị hở khiến máu phụt ngược trở lại tâm nhĩ trái.

Hở van tim 2 lá được chia thành mấy mức độ?

Dựa vào kết quả siêu âm tim, hở van 2 lá sẽ được chia thành 4 mức độ từ nặng đến nhẹ:

- Hở van tim 2 lá 1/4: mức độ nhẹ, tỷ lệ hở 20%, đa số là hở van sinh lý (không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh).

- Hở van 2 lá 2/4:  mức độ trung bình, tỷ lệ hở 21 – 40%

- Hở van 2 lá 3/4: mức độ nặng, tỷ lệ hở lớn hơn 40%

- Hở van 2 lá 4/4: mức độ rất nặng.

Mỗi mức độ hở van sẽ được biểu hiện với những triệu chứng khác nhau. Thế nhưng, van tim càng hở nặng, các triệu chứng càng rõ rệt và xuất hiện thường xuyên hơn.

Triệu chứng nhận biết van hai lá bị hở

Hở van tim 2 lá mức độ nhẹ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Điều này là do tim có cơ chế “bù trừ” bằng cách giãn rộng để bù lại lượng máu bị trào ngược.

Nhưng khi mức độ hở tăng, cơ chế này sẽ dần không còn hiệu quả. Người bệnh bắt đầu gặp các triệu chứng như: đánh trống ngực, đặc biệt khi nằm nghiêng bên trái hoặc cảm thấy khó thở, mệt mỏi khi tập thể dục trong khi bình thường vẫn thực hiện được.

Cuối cùng, cơ tim suy yếu nặng sẽ dẫn đến suy tim với các dấu hiệu điển hình như: ho khan, khó thở, phù, sưng mắt cá chân…

Ngoài các dấu hiệu kể trên, có một dấu hiệu khác cũng cảnh báo tình trạng van tim bị hở. Đó là tiếng thổi ở tim qua ống nghe. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể tự nhận biết dấu hiệu này.

    Đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo hở van hai lá.

Đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo hở van hai lá.

Khi nào hở van tim 2 lá cần khám bác sĩ?

Các triệu chứng hở van tim 2 lá cũng có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác. Nhưng đây không phải lý do để bạn chủ quan. Đôi khi, dấu hiệu cảnh báo hở van đầu tiên cũng là dấu hiệu hở van đã gây biến chứng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ hở van hai lá, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Các phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán hở van tim 2 lá hiện nay là: điện tâm đồ, chụp X - quang và siêu âm tim. Trong đó siêu âm tim là cách chẩn đoán chính xác nhất, có thể giúp xác định mức độ hở và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chức năng tim.

Nguyên nhân gây hở van hai lá là gì?

Nguyên nhân hở van tim 2 lá rất đa dạng, có thể xuất phát từ các dị tật bẩm sinh trong thời gian mang thai. Nhưng phổ biến hơn là do thấp tim, viêm nội tâm mạc, tăng huyết áp, sa van hai lá, nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành.

  • Thấp tim (thấp khớp cấp): Đây là biến chứng sau nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus. Khi hệ miễn dịch của cơ thể đề kháng với vi khuẩn, đồng thời có thể đề kháng với chính các tế bào cơ tim và gây hở van 2 lá.

  • Viêm nội tâm mạc: Nội tâm mạc là lớp màng mỏng bao phù các lá van. Khi lớp này bị viêm, các lá van có thể trở nên xù xì, dày cứng và khó đóng kín (hở van).

  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Điều này có thể làm giãn tâm thất trái, từ đó khiến các mô xung quanh van hai lá bị kéo căng dẫn đến hở.

  • Sa van 2 lá: Khi bị sa van 2 lá, một phần máu cũng bị phụt ngược vào trong nhĩ trái, thường xuyên có thể dẫn tới hở van.

  • Nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành: Những bệnh lý này có thể khiến một vùng cơ tim bị hoại tử, từ đó ảnh hưởng tới chức năng của van và gây hở van.

Ngoài ra, có một vài nguyên nhân khác cũng có thể khiến van hai lá bị hở như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, thuốc điều trị đau nửa đầu có chứa ergotamine… Tuy nhiên các nguyên nhân này sẽ ít gặp hơn.

    Bệnh thấp tim, thường gặp ở trẻ em là căn nguyên chính gây hở van 2 lá.

Bệnh thấp tim, thường gặp ở trẻ em là căn nguyên chính gây hở van 2 lá.

Bệnh hở van 2 lá có nguy hiểm không?

Hở van 2 lá nhẹ thường không đáng lo và không cần điều trị. Tuy nhiên hở van nặng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó suy tim, rung nhĩ, tăng áp lực động mạch phổi và viêm nội tâm mạc là những biến chứng thường gặp nhất.:

Suy tim: do khi van 2 lá bị hở, tim phải co bóp nhiều hơn để cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể. Lâu ngày cơ tim sẽ dày lên, buồng tim giãn và gây suy tim trái.

Rung nhĩ: Tình trạng máu bị ứ lại ở tâm nhĩ trái có thể  làm tim đập nhanh, hỗn loạn và gây ra cơn rung nhĩ. Đây là một dạng của rối loạn nhịp tim nguy hiểm, có thể dẫn đến ngừng tim, đột quỵ.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Viêm nội tâm mạc có thể gây ra hở van tim 2 lá. Nhưng ngược lại, khi van hai lá bị hở, bạn cũng dễ bị viêm nội tâm mạc hơn. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể gây hỏng van.

Tăng áp động mạch phổi: Khi bị hở van hai lá, máu từ phổi sẽ khó trở về tim . Điều này làm tăng áp lực tại động mạch phổi, lâu dài có thể gây phù phổi hoặc suy tim phải.

Hở van tim 2 lá có chữa được không? nếu điều trị có khỏi?

Hở van tim 2 lá có thể chữa được bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc, phẫu thuật sửa van, thay van… Các phương pháp này được lựa chọn dựa trên triệu chứng, mức độ hở van, sự tiến triển của bệnh và mức độ suy tim.

Tuy nhiên dùng thuốc hay mổ thay van tim đều không chữa khỏi hoàn toàn hở van 2 lá. Những phương pháp điều trị này chỉ giúp chuyển bệnh sang tình trạng ổn định hơn, giảm khó thở, mệt mỏi, trống ngực... Để duy trì kết quả sau sửa hoặc thay van tim, người bệnh vẫn phải theo dõi định kỳ và dùng thuốc đều đặn.

Khi nào hở van 2 lá cần dùng thuốc, sửa van hay thay van?

Hở van hai lá nhẹ, chưa có triệu chứng hầu hết không gây ra vấn đề gì cho người bệnh. Vì vậy, những trường hợp này thường không cần điều trị ngoài việc thay đổi lối sống và theo dõi định kỳ. Ngược lại, những người bị hở van 2 lá mức độ nhẹ, trung bình đã xuất hiện triệu chứng, hở van nặng hoặc có kèm các bệnh lý tim mạch khác sẽ cần điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.

Thuốc điều trị luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Khi việc dùng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật cũng được áp dụng khi:

  • Hở van 2 lá mức độ nặng (độ 3,4) có kèm theo triệu chứng suy tim.

  • Phân suất tống máu dưới 65%, tâm thất trái giãn rộng hoặc xuất hiện rung nhĩ, tăng áp động mạch phổi.

Chi tiết các phương pháp điều trị mời độc giả xem chi tiết Tại Đây

    Dùng thuốc là cách trị hở van tim 2 lá thường được lựa chọn đầu tiên.

Dùng thuốc là cách trị hở van tim 2 lá thường được lựa chọn đầu tiên.

Các loại thuốc chữa hở van tim 2 lá thường dùng

Nếu bạn có các dấu hiệu hở van tim 2 lá, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu: giúp giảm phù, hạn chế nguy cơ tăng áp động mạch phổi.

  • Thuốc chống đông: Giúp ngăn ngừa cục máu đông gây đột quỵ, đặc biệt với những người có xuất hiện rung nhĩ.

  • Thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển, chẹn beta giao cảm.

  • Thuốc làm giảm nhịp tim.

  • Thuốc trợ tim.

Để thuốc đạt hiệu quả tốt, bạn nên dùng đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên thăm khám định kỳ 3 - 6 tháng 1 lần để đánh giá hiệu quả của thuốc và theo dõi tiến triển bệnh.

Các loại phẫu thuật và chi phí phẫu thuật hở van tim 2 lá

Có hai loại phẫu thuật van tim được áp dụng trong điều trị hở van 2 lá là sửa chữa van và thay van tim.

Lợi thế của sửa chữa van là có thể bảo tồn van tự nhiên của người bệnh. Nhưng khi van tim bị hở nặng hoặc không thể tận dụng được nữa thì không thích hợp để sửa van, khi đó mổ thay van tim sẽ được thực hiện. Van được dùng để thay thế có 3 loại: van cơ học, van sinh học và van tự thân.

Van cơ học là van tim được làm bằng kim loại. Van này có tuổi thọ kéo dài từ 20 - 30 năm nhưng lại có nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc van, đột quỵ cao. Do đó, sau thay van, người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông suốt đời.

Van sinh học được làm từ mô động vật như van tim của lợn. Tuổi thọ của loại van này ngắn hơn (khoảng 8 - 10 năm). Tuy nhiên, lợi thế của van sinh học là không cần phải sử dụng thuốc chống đông lâu dài. Đối với van tự thân, đây là loại van được tái tạo bằng màng tim của chính người bệnh. Thời gian van tim tồn tại gần như suốt đời.

Chi phí thay van tim thường dao động từ 80 - 140 triệu tùy thuộc vào loại van, chi phí điều trị và mức bảo hiểm chi trả. Van tự thân có chi phí cao nhất, tiếp đến là van sinh học và van cơ học. Bảo hiểm y tế có thể chi trả 40 - 80% chi phí nhưng tối đa không quá 45 tháng lương cơ bản tương đương 62.550.000đ.

Làm sao để ngăn hở van 2 lá tiến triển?

    Dùng thuốc là cách trị hở van tim 2 lá thường được lựa chọn đầu tiên.

Lối sống lành mạnh là chìa khóa để kiểm soát hở van tim 2 lá.

Ngoài thuốc điều trị hay các phương pháp can thiệp phẫu thuật, lối sống lành mạnh cũng có vai trò quan trọng trong việc lấy lại sức khỏe cho người bị bệnh van tim 2 lá. Một số điểm bạn nên lưu ý là:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên, tốt nhất bạn nên giữ huyết áp < 130/80 mmHg nếu dưới 65 tuổi hoặc < 140/90 mmHg nếu trên 65 tuổi.

  • Tập thể dục vừa sức với các bài tập như đi bộ, ngồi thiền, yoga, tập thái cực quyền, tránh làm việc nặng, gắng sức.

  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tiêm phòng cúm hàng năm và điều trị triệt để bệnh viêm họng, nhiễm trùng răng miệng để tránh bị viêm nội tâm mạc.

  • Ăn các thực phẩm ít chất béo, ít muối, đường và giàu chất xơ ví dụ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thịt nạc, cá và các loại hạt.

  • Hạn chế cafein hay các chất kích thích khác để giảm nguy cơ rung nhĩ.
  • Đi khám bác sĩ thường xuyên nhằm theo dõi tiến triển và phát hiện sớm những biến chứng.

Ngày xay, xu hướng sử dụng các cây thuốc nam hỗ trợ điều trị hở van hai lá đã trở nên rất phổ biến. Nếu như trước đây, tác dụng của các cây thuốc này chỉ được thể hiện qua truyền miệng hay trong các y văn cổ. Thì nay, dưới góc nhìn khoa học, người ta đã có những bằng chứng cụ thể, miêu tả chi tiết hơn tác dụng của chúng trên chính bản thân người bệnh.

Điển hình trong đó phải kể đến các cây thuốc nam như Đan Sâm, Hoàng đằng… Với tác dụng tăng cường sức co bóp của tim, giảm gánh nặng lên van tim, sử dụng kết hợp các thảo dược này sẽ giúp giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của hở van tim 2 lá.

Nắm bắt cơ hội mang đến cho người hở van tim một giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, TPCN Ích Tâm Khang có chứa Đan Sâm, Hoàng Đằng đã nhanh chóng được sản xuất thành công tại Việt Nam. Đáng chú ý, tác dụng hỗ trợ giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù do tim của TPCN Ích Tâm Khang đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng công bố trên tạp chí Quốc tế. Đây là điều mà không phải sản phẩm nào cũng đạt được, giúp người bệnh an tâm hơn khi sử dụng, từ đó nhanh chóng nâng cao chất lượng cuộc sống cho mình.

Biên tập viên Đông Tây

Tham khảo:

1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-regurgitation/diagnosis-treatment/drc-20350183

2. https://www.webmd.com/heart/mitral-valve-prolapse-symptoms-causes-and-treatment#1

3. https://www.dieutri.vn/timmach/ho-van-hai-la

4. https://suckhoedoisong.vn/thay-van-tim-va-5-dieu-quan-trong-nguoi-benh-van-tim-nen-biet-n163837.html

5. https://vinmec prod.s3.amazonaws.com/images/20190501_030130_203787_ho_van_2_la.max-800x800.jpg

6. https://cdn.bookingcare.vn/fr/w800/2017/04/26/164935benh-thap-tim.jpg

7. https://www.southtampaimmediatecare.com/wp-content/uploads/2018/02/better-relationship-with-physician.jpg

8. https://www.health.harvard.edu/heart-health/when-and-how-to-treat-a-leaky-mitral-valve

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận