Huyết áp cao được coi là nguyên nhân số một gây ra đột quỵ (nhồi máu não)
Huyết áp cao được coi là nguyên nhân số một gây ra đột quỵ (nhồi máu não)
Huyết áp cao được coi là nguyên nhân số một gây ra đột quỵ (nhồi máu não)

Khi nào được coi là huyết áp cao?

Áp lực của dòng máu lên thành động mạch được gọi là huyết áp. Khi áp lực này lớn được coi là huyết áp cao. Hậu quả nghiêm trọng của huyết áp cao phải kể đến là đột quỵ, đau tim, suy tim hoặc suy thận.

Chỉ số huyết áp được đo bằng hai con số gồm: Chỉ số cao hơn (còn gọi huyết áp tâm thu) thể hiện áp lực của dòng máu khi tim đang co bóp, chỉ số nhỏ hơn (còn gọi huyết áp tâm trương) thể hiện áp lực của dòng máu khi quả tim đang nghỉ giữa hai nhịp đập. Chỉ số tâm thu luôn được ghi trước tâm trương.

Ở người trưởng thành, huyết áp dưới 120/80 là bình thường; chỉ số này bằng hoặc cao hơn 140/90 được xác định là tăng huyết áp; từ 130-139/85 -89 được coi là huyết áp cao. Người bệnh cần thay đổi lối sống để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

huyet-ap-cao

Thường xuyên theo dõi huyết áp để có biện pháp sớm khi bị huyết áp cao

Tăng nguy cơ đột quỵ do huyết áp cao?

Các chuyên gia cho rằng huyết áp cao nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ (nhồi máu não). Do huyết áp cao làm tăng áp lực của dòng máu lên thành động mạch, từ đó tăng khối lượng công việc cho tim, theo thời gian sẽ làm tổn hại các mạch máu và cơ quan nội tạng. Người có chỉ số huyết áp tốt thường ít bị đột so với người huyết áp cao.

Thống kê cho thấy 87% số ca đột quỵ là do mạch máu trong não bị hẹp hoặc bị tắc dẫn đến máu không thể đến các tế bào não được, gây chết não. Đây được gọi là dạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Có khoảng 13% số ca đột quỵ xảy ra khi các mạch máu bị vỡ trong não hoặc gần não. Đây là dạng đột quỵ do xuất huyết mà nguyên nhân chủ yếu do cao huyết áp mãn tính hoặc các mạch máu bị lão hóa.

Đối tượng nào thường bị cao huyết áp?

Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp bao gồm:

- Người có tiền sử gia đình bị huyết áp cao;

- Người tuổi từ 35 trở lên;

- Người bị thừa cân hoặc béo phì;

- Người ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn;

- Người uống quá nhiều rượu bia;

- Phụ nữ đang uống thuốc tránh thai;

- Người không có nhiều hoạt động thể chất hoặc phụ nữ có thai.

Tất cả đối tượng này phải thường xuyên kiểm tra huyết áp của mình để phòng ngừa huyết áp cao.

Thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm nguy cơ cao huyết áp

Dưới đây là những việc nên làm để tránh xa nguy cơ cao huyết áp:

- Giảm cân ngay nếu bạn bị thừa cân.

- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: giảm muối, hạn chế dầu mỡ, đồ xào, rán, phủ tạng động vật…

- Tăng cường ăn trái cây và rau, kết hợp thêm các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít béo.

- Thường xuyên vận động thể chất.

- Không dùng đồ uống có cồn hoặc tuyệt đối hạn chế.

- Bỏ thuốc lá.

- Sử dụng thuốc đúng như bác sĩ đã kê toa.

- Luôn quan tâm đến chỉ số huyết áp của mình.

Thường xuyên thăm khám bác sĩ để được theo dõi huyết áp và phòng tránh bệnh từ sớm. Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt để không trở thành bệnh nhân cao huyết áp và dẫn đến nhiều hậy quả nguy hiểm.

Theo: http://vi.heart.org/

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận