Block nhánh phải ở giai đoạn đầu có thể không quá nguy hiểm như block nhánh trái. Nhưng về lâu dài, bệnh có thể khiến tim đập chậm, mệt mỏi, choáng váng, thậm chí ngất xỉu, ngưng tim. Trong bài viết sau, BS Lê Đức Việt - Khoa Nội tim mạch BV Đa khoa Xanh Pôn sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi về bệnh tim block nhánh phải hoàn toàn và không hoàn toàn, từ đó giúp bạn kiểm soát tốt căn bệnh này.

Block nhánh phải là gì?

Block nhánh phải là tình trạng đường dẫn truyền xung động qua nhánh phải của bó His bị chặn hoặc cắt đứt nên xung động từ nhĩ truyền xuống thất sẽ đi sang bên trái khử cực trước bên phải. Kết quả là 2 bên trái phải của tim co bóp không đồng bộ và tạo ra hình ảnh tim bị block trên điện tâm đồ.

Có 2 loại block nhánh phải là block nhánh phải hoàn toàn và không hoàn toàn.

  • Block nhánh phải hoàn toàn: Trên điện tâm đồ, QRS rộng hơn 0,12s. Nhánh nội điện muộn hơn 0,04s hoặc 0,055s. Chuyển đạo V1-V3 có biểu hiện QRS giãn, dạng chữ M với sóng R thứ cấp (R'); ST chênh xuống, T đảo ngược. Trục điện tim thường lệch phải.
  • Block nhánh phải không hoàn toàn: Chỉ khác block nhánh phải hoàn toàn ở chỗ QRS giãn ít hơn, chỉ hơn 0,10s.

Hình ảnh mô tả bệnh block nhánh phải và điện tim block nhánh phải

Hình ảnh mô tả bệnh block nhánh phải và điện tim block nhánh phải

Đa số trường hợp bị block nhánh phải không có triệu chứng, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi làm điện tâm đồ. Chỉ một số trường hợp block nhánh trên nền các bệnh tim mạch khác, người bệnh có thể thấy các dấu hiệu như trống ngực, nặng ngực, khó thở, dễ mệt mỏi khi vận động, chóng mặt…

Nguyên nhân block nhánh phải

Bệnh block nhánh phải có thể xảy ra không rõ nguyên nhân hoặc do một số bệnh lý tim mạch như thiếu máu cơ tim, thấp tim, bệnh cơ tim, phì đại thất phải, tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh… gây ra.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác như (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thuyên tắc phổi, Ebstein, tăng kali máu…) cũng có thể dẫn đến tình trạng block nhánh phải không hoàn toàn.

Block nhánh phải có nguy hiểm không?

Nhiều người bệnh phân vân “block nhánh phải hoàn toàn có nguy hiểm không”. Theo BS Lê Đức Việt, block nhánh phải đa phần không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu người bệnh mắc kèm bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi thì có thể khiến tim đập chậm dưới 40 nhịp/phút gây ngất xỉu, ngừng tim đột ngột.

Block nhánh phải không hoàn toàn có thể chuyển thành hoàn toàn. Do đó dù mắc phải dạng block nhẹ này, bạn cũng không được chủ quan. Để được tư vấn về bệnh block nhánh phải, bạn hãy gọi đến tổng đài 0982.238.219. Các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ miễn phí cho bạn.

BS Lê Đức Việt tư vấn về bệnh block nhánh phải

Block nhánh phải có chữa khỏi được không?

Block nhánh phải khó chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, bệnh không quá nguy hiểm. Ngay cả khi mắc kèm các bệnh lý về tim, phổi, rủi ro lớn hơn thì người bệnh vẫn có thể điều trị để giảm các triệu chứng và biến chứng cho mình.

Cách điều trị block nhánh phải hoàn toàn, không hoàn toàn

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và bệnh lý mắc kèm mà cách điều trị block nhánh phải sẽ khác nhau:

  • Nếu không mắc kèm bệnh khác: Người bệnh chưa cần dùng thuốc, chỉ cần định kỳ làm điện tâm đồ 6 - 12 tháng/lần và thay đổi lối sống để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Nếu mắc kèm bệnh tim hoặc phổi: Bên cạnh việc thăm khám định kỳ và thay đổi lối sống, người bệnh sẽ cần điều trị nguyên nhân và bệnh lý nền để tránh các bệnh này nặng thêm, từ đó làm tăng nguy cơ ngừng tim. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị, tuy nhiên nếu bệnh nhân bị block nhánh phải nặng do hội chứng nút xoang hay sau nhồi máu cơ tim khiến nhịp tim xuống quá thấp thì người bệnh sẽ được đặt máy tạo nhịp tim.

Người bị block nhánh phải hoàn toàn và không hoàn toàn cần có lối sống lành mạnh

Người bị block nhánh phải hoàn toàn và không hoàn toàn cần có lối sống lành mạnh

Cụ thể về thay đổi lối sống, người có tim bị block nhánh phải cần:

  • Bỏ hút thuốc lá và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Đi bộ 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe trái tim.
  • Ăn thực phẩm tốt cho tim như rau xanh, trái cây, cá, thịt nạc, thực phẩm ít muối/đường/ít dầu mỡ…
  • Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ kéo dài 6-8 tiếng/ ngày.
  • Tránh dùng nhiều đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc.

Một giải pháp được nhiều người bệnh block nhánh phải đang sử dụng để ổn định nhịp tim tốt hơn là sử dụng thêm các sản phẩm chứa thảo dược Khổ sâm (Sophora Flavescens Ait). Bởi Khổ sâm đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng ổn định dẫn truyền điện trong tim, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, từ đó giúp tim đập ổn định hơn, giảm rủi ro ngưng tim đột ngột.

Xem thêm: Tác dụng Khổ Sâm đối với người bệnh rối loạn nhịp tim

Block nhánh phải dù ít nguy hiểm hơn nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Chủ động hiểu về bệnh là cách tốt nhất để tránh bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu có băn khoăn gì về bệnh block nhánh phải hay bất cứ bệnh lý tim mạch nào, bạn hãy liên hệ ngay đến tổng đài 0982.238.219 để được tư vấn.

ITK-219.png

BTV Lan Anh

Tham khảo:

BTV Lan Anh

Bình luận