Nghiên cứu tại Đan Mạch phát hiện những người được cấy máy khử rung tim (ICD) để điều trị rối loạn nhịp tim có nguy cơ gặp tai nạn xe cộ lớn hơn 51% so với những người cùng độ tuổi nhưng không có thiết bị này.

Mặc dù vậy, kết quả của nghiên cứu cũng không phải là lý do để hạn chế hoàn toàn việc điều khiển xe cộ của người bệnh, vì nguy cơ tuyệt đối gây ra một vụ tai nạn vẫn ở mức thấp, khoảng 1% một năm.

Nghiên cứu về nguy cơ tai nạn giao thông sau khi cấy máy khử rung

Tác giả của nghiên cứu - tiến sĩ, bác sỹ Jenny Bjerre của bệnh viện Herlev và Đại học Gentofte ở Cophenhagen, Đan Mạch cho biết: “Chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về tính an toàn khi lái xe ở những người bệnh được cấy máy khử rung tim, bởi việc hạn chế lái xe sẽ tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của họ.”

Đã có một số dữ liệu mới về nguy cơ rủi ro tiềm ẩn khi lái xe của người có máy khử rung, hầu hết những nghiên cứu này đều có niên đại từ những năm 1990.

Nhóm nghiên cứu của TS Bjerre theo dõi tỷ lệ tai nạn giao thông từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2012 cho gần 4900 người Đan Mạch có máy ICD và gần 9800 người Đan Mạch trong độ tuổi tương đương nhưng không có thiết bị này. Độ tuổi trung bình của các đối tượng là 63.

Kết quả, có 280 vụ tai nạn giao thông xảy ra trong suốt thời gian nghiên cứu. “Chúng tôi tìm thấy, sau khi điều chỉnh độ tuổi, giới tính, và tình trạng lạm dụng rượu, nguy cơ tai nạn tăng lên 51% ở những người có máy ICD”, Bjerre nói.

Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhấn mạnh rằng, nguy cơ tuyệt đối do máy ICD cho một vụ tai nạn giao thông với bất kỳ một người nào trong nghiên cứu là thấp, ít hơn 1% trong năm đầu tiên sau khi cấy máy khử rung và 0,6 % sau 1 năm ở những người không có thiết bị. Không ai trong số các tai nạn liên quan đến người sử dụng máy ICD bị tử vong.

Liệu nghiên cứu có ý nghĩa thay đổi khuyến cáo về việc lái xe sau khi cấy máy khử rung?

Cả Bjerre và Walsh đều cho là quá sớm để khẳng định điều này.

Tiến sĩ Mary Norine Walsh, hiệu trưởng trường Đại học tim mạch Mỹ, sau khi xem xét những phát hiện mới này, bà cho rằng rủi ro của máy ICD có xảy ra hay không, và xảy ra khi nào là một vấn đề trong nhiều năm. Theo bà, nếu người bệnh được chỉ định máy ICD do tiền sử rối loạn nhịp tim, thì nên khuyến cáo họ không được lái xe trong 6 tháng đầu tiên sau khi cấy ghép. Nếu một người bị suy tim và được đặt máy ICD, thì không cần thiết phải hạn chế việc lái xe. Trong những trường hợp này, người bệnh không có tiền sử rối loạn nhịp tim, vì vậy không thể cấm họ lái xe, Walsh giải thích.

Bjerre cho biết, không có bằng chứng cho thấy các máy khử rung gây sốc và gây ra tai nạn. “Những nhà nghiên cứu không thể so sánh với một nhóm đối tượng cùng tuổi và giới tính. Họ phải so sánh với những người bệnh khác không có máy ICD. Bởi một trong những lý do có thể khiến cho những người này bị tai nạn là sức khỏe của họ không tốt vì bệnh tật”, Walsh nói.

Chúng ta không bao giờ giảm thiểu nguy cơ tai nạn xuống tới mức 0% trong toàn dân số nói chung, vì vậy theo các nhà chuyên môn cần phải thận trọng khi đưa ra bất kỳ thay đổi nào về khuyến nghị lái xe đối với người bệnh có máy khử rung tim.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn: https://consumer.healthday.com/cardiovascular-health-information-20/arrhythmia-958/people-with-implanted-defibrillators-at-higher-car-accident-risk-714312.html

Bình luận