Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Học viện công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard - Hoa Kỳ cho biết, đã có thể tiến gần hơn đến phương pháp trị dứt điểm bệnh tiểu đường type 1 khi thí nghiệm thành công trên động vật.

Nghiên cứu này đã được công bố trên 2 tạp chí chuyên về sức khỏe, dựa trên một đề tài gốc trước đó của Viện tế bào gốc Hoa Kỳ vào năm ngoái. Thời điểm đó, các nhà khoa học đã khám phá ra cách sản xuất các tế bào beta của đảo tụy (có chức năng chính là lưu trữ và giải phóng insulin để kiểm soát đường huyết) sau đó đã cấy thành công trên chuột. Với bước đột phá lần thứ 2 này, hy vọng về một tương lai rất gần, bệnh tiểu đường type 1 hoàn toàn có thể được chữa khỏi.

Hy vọng một tương lai không xa, tiểu đường type 1 sẽ được khống chế hoàn toàn
Hy vọng một tương lai không xa, tiểu đường type 1 sẽ được khống chế hoàn toàn

Hiện tại, các nhà khoa học tại Đại học MIT và Harvard, cùng với nhiều chuyên gia đầu ngành của các trường Đại học hàng đầu nước Mỹ đã phát triển một thiết bị cấy ghép, cho phép ngăn ngừa sự tấn công của hệ miễn dịch trong vòng 6 tháng lên các tế bào beta mới cấy ghép. Nếu nghiên cứu này thành công, thì bệnh tiểu đường type 1 sẽ được chữa khỏi.

Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể “giết chết” các tế bào beta - sản xuất insulin của tuyến tụy. Tiêm insulin ngoại sinh hàng ngày là phương pháp điều trị duy nhất tính tới thời điểm này để kiểm soát căn bệnh này.

Nếu một thiết bị nhỏ được cấy ghép vào người bệnh tiểu đường có thể giúp ngăn chặn hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào beta, nó có thể trở thành bước đại nhảy vọt. Kết quả này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tiểu đường type 1 trên toàn thế giới, bởi đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các quốc gia.

Bước tiếp theo trong công trình nghiên cứu sinh học của trường Harvard và MIT là đưa ra một lời hứa cụ thể hơn trong tương lai về giải pháp này, trong khoảng thời gian thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.

“Người ta tin tưởng rằng, nếu thiết bị này được cấy ghép có thể giúp các tế bào beta được bao bọc, và bảo vệ khỏi các tế bào miễn dịch. Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng có thể loại bỏ hết hoặc thậm chí là chữa dứt điểm các biến chứng của bệnh tiểu đường” - Tiến sĩ Colen, Harvard cho biết thêm.

Giám đốc tại viện Tế bào gốc Harvard đã phát biểu rằng, đây là một bước tiến vô cùng quan trọng, bởi nó đã chứng minh rằng, chúng có ta có thể tìm được cách vượt qua một trong những căn bệnh nguy hiểm số 1 thế giới - bệnh tiểu đường type 1.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn: http://www.cnbc.com/2016/01/26/cure-for-type-1-diabetes-a-step-closer.html

 

Bình luận