Theo các nhà nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Tokyo, giấc ngủ trưa quá dài có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2.Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một giấc ngủ trưa hàng ngày có thể giúp chúng ta cải thiện sức khỏe, vận động linh hoạt với một tinh thần tỉnh táo, thậm chí sống lâu hơn. Nhưng, điều đó chỉ đúng với những giấc ngủ trưa khoảng 40 phút hoặc ít hơn. Bởi vì, ngủ trưa quá lâu có thể khiến chúng ta trở nên chậm chạp, lảo đảo, mất phương hướng, có khi buồn ngủ hơn trước khi ngủ.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Tokyo, giấc ngủ trưa quá dài có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2.

Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một giấc ngủ trưa hàng ngày có thể giúp chúng ta cải thiện sức khỏe, vận động linh hoạt với một tinh thần tỉnh táo, thậm chí sống lâu hơn. Nhưng, điều đó chỉ đúng với những giấc ngủ trưa khoảng 40 phút hoặc ít hơn. Bởi vì, ngủ trưa quá lâu có thể khiến chúng ta trở nên chậm chạp, lảo đảo, mất phương hướng, có khi buồn ngủ hơn trước khi ngủ.

Giấc ngủ trưa có liên quan đến bệnh tiểu đường

Gần đây các nhà khoa học tại trường Đại học Tokyo đã công bố kết quả nghiên về mối liên quan giữa việc ngủ trưa quá dài với bệnh tiểu đường type 2.

Họ đã phân tích 10 nghiên cứu từ các nước trên thế giới, trong đó bao gồm dữ liệu ghi lại của 261.365 người tham gia và phát hiện ra rằng: Nếu như bạn ngủ ban ngày quá nhiều thì bạn có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn 56% so với người bình thường. Còn việc ngủ trưa kéo dài hơn 1 tiếng cũng gây nguy cơ mắc tiểu đường tăng trên 46%. Những giấc ngủ trưa ngắn không cho thấy bất kỳ mối liên quan nào với tình trạng này.

Mỗi đêm bạn nên ngủ đủ 6-8 h để giảm nguy cơ bệnh tiều đường
Mỗi đêm bạn nên ngủ đủ 6-8 h để giảm nguy cơ bệnh tiều đường


Tiến sĩ Tomohide Yamada,  Đại học Tokyo, Nhật Bản – tác giả nghiên cứu cũng cho biết thêm: “Tuy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc ngủ trưa quá dài và ngủ nhiều vào ban ngày với nguy cơ cao mắc tiểu đường nhưng nó không chứng minh một quan hệ nhân – quả.”

Tình trạng buồn ngủ vào ban ngày và giấc ngủ trưa kéo dài có thể là hậu quả của việc thiếu ngủ hoặc giấc ngủ bị xáo trộn vào ban đêm. Ở một số người bị tắc nghẽn thở khi ngủ cũng dễ dàng gặp phải tình trạng thức giấc, ngủ không ngon dẫn đến thèm ngủ khi thức giấc. Những người bị trầm cảm cũng có thể sẽ dễ bị cơn buồn ngủ và ngủ trưa. Ngoài ra, trong nghiên cứu trước đó cũng cho thấy cả rối loạn giấc ngủ và trầm cảm có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những phát hiện trên đã được báo cáo tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội tiểu đường châu Âu. Tuy nhiên, kết quả  này cần được các chuyên gia rà soát một lần nữa sau đó sẽ được tổng hợp và xuất bản trong tạp chí y khoa thế giới.

Như vậy, lý tưởng nhất là bạn nên cân đối thời gian làm việc để ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm và chỉ nên có một giấc ngủ ngắn dưới 40 phút ban ngày để giảm nguy cơ bị tiểu đường type 2. Đồng thời, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, tránh béo phì, giảm thiểu những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Ds. Đông Tây

Nguồn tham khảo:
http://www.techtimes.com/
http://www.telegraph.co.uk/
http://www.webmd.com/
http://www.medicinenet.com/

Bình luận