Chỉ bằng cách so sánh độ giãn đồng tử gây ra bởi một giọt dung dịch nhỏ mắt chứa cocain, các nhà khoa học Nhật Bản có thể xác định chính xác người mắc bệnh Parkinson hay không.
Chỉ bằng cách so sánh độ giãn đồng tử gây ra bởi một giọt dung dịch nhỏ mắt chứa cocain, các nhà khoa học Nhật Bản có thể xác định chính xác người mắc bệnh Parkinson hay không.

Hiện nay, chưa có xét nghiệm cụ thể nào có thể chẩn đoán được bệnh Parkinson – bệnh gây ra bởi sự chết đi của các tế bào não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin. Vì vậy, nó gây ra cho người bệnh thường các triệu chứng như run chân tay, cử động chậm chạp, tê cứng tay chân và mất khả năng giữ thăng bằng cơ thể.

Phương pháp mới chẩn đoán bệnh Parkinson

Theo Tiến sĩ Spriridon Papapetropoulos, trợ lý giáo sư thần kinh học tại Đại học y khoa Miami thì chưa có cách nào rõ ràng để chẩn đoán bệnh Parkinson. Các phương pháp chẩn đoán chủ yếu vẫn dựa vào triệu chứng lâm sàng, một số xét nghiệm có sẵn, hoặc đánh giá khứu giác… nhưng hầu như kết quả không đáng tin cậy và hiếm khi được sử dụng.

Vì vậy, những phương pháp chẩn đoán mới và hiệu quả hơn đang được các nhà khoa học tìm ra. Điển hình là nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ của Tiến sĩ Shun Shimohama về việc phát hiện bệnh Parkinson thông qua việc sử dụng thuốc nhỏ mắt cocain. Đây được coi là một công cụ chẩn đoán tiềm năng đối với bệnh Parkinson. Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm rằng kết quả cũng có thể bị ảnh hưởng khi người bệnh bị rối loạn thần kinh thực vật và kích thước mẫu của nghiên cứu nhỏ.

Chẩn đoán Parkinson từ thuốc nhỏ mắt cocain

Chẩn đoán Parkinson từ thuốc nhỏ mắt cocain

Nói về phương pháp mới chẩn đoán bệnh Parkinson này, Tiến sĩ Papapetropoulos cho biết: “Đây là một ý tưởng nghiên cứu rất thú vị, đơn giản và có thể hữu ích trong chẩn đoán, nếu nó cung cấp một kết quả chính chính xác thì chúng tôi hoàn toàn có thể sử dụng nó. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu nhỏ với rất ít thông tin về đặc điểm lâm sàng người bệnh tham gia, các phương pháp sử dụng để lựa chọn bệnh nhân. Do đó, cộng đồng các nhà khoa học nên có nghiên cứu lâm sàng lớn hơn về chủ đề này”.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt cocain phát hiện bệnh Parkinson

Thử nghiệm được tiến hành trên 38 người bệnh Parkinson, 10 người bị bệnh teo đa hệ thống (MSA – là bệnh thoái hóa thần kinh phát triển dần với các triệu chứng của Parkinson, bệnh có thể gây rối loạn vận động, huyết áp và nhiều cơ quan khác) và 20 người nhóm chứng không mắc 2 bệnh trên. Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được sử dụng một video camera hồng ngoại trong ánh sáng ban ngày cố định để theo dõi đường kính đồng tử.

Sau đó, họ được nhỏ dung dịch phenylephrine vào 2 mắt (dung dịch này thường được sử dụng trong khi khám mắt, trước và sau khi phẫu thuật mắt) và ghi lại đường kính đồng tử sau 60 phút. Tối thiểu 72 giờ sau, cùng một lượng dung dịch cocain 5% được nhỏ vào mắt mỗi người và đo lại đường kính đồng tử sau khoảng 1h. Các nhà nghiên cứu sẽ tính toán sự khác biệt về độ giãn nở đồng tử gây ra bởi phenylephrine và cocaine.

Kết quả cho thấy:

- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự giãn đồng tử gây ra bởi phenylephrine ở người bệnh Parkinson và người bệnh teo đa hệ thống (MSA).

- Tuy nhiên, sau khi nhỏ cocaine, độ giãn đồng tử giãn ở người bệnh Parkinson thấp hơn đáng kể so với 2 nhóm còn lại, còn độ giãn đồng tử gây ra bởi cocain ở nhóm chứng và nhóm bị MSA rất ít khác biệt.

- Sự khác biệt về độ giãn đồng tử gây ra bởi phenylephrine và cocain ở nhóm Parkinson cao hơn nhóm chứng hoặc nhóm MSA.

Như vậy, nhóm người bệnh Parkinson có độ giãn đồng tử gây ra bởi cocain có sự khác biệt rõ rệt so với 2 nhóm còn lại.

Bệnh Parkinson được xác định bằng cách đo độ giãn đồng tử sau khi nhỏ cocain

Bệnh Parkinson được xác định bằng cách đo độ giãn đồng tử sau khi nhỏ cocain

Vì sao thuốc nhỏ mắt cocaine có thể phát hiện Parkinson?

Theo Tiến sĩ Shimohama, cocaine có khả năng hấp thu norepinephrine - là một chất dẫn truyền thần kinh có khả năng gây giãn đồng tử. Do đó, nếu sau khi nhỏ dung dịch cocaine mà đồng tử ít giãn hơn, có nghĩa là chất dẫn truyền thần kinh giao cảm đã bị mất tác dụng.

Các tác dụng phụ xuất hiện sau thử nghiệm bằng phenylephrine và cocain đều được hạn chế tối thiểu. Mặc dù 2 chất này hiếm khi gây viêm kết mạc nhưng một số bệnh nhân cảm thấy chói nhẹ sau khi nhỏ mắt 30 đến 60 phút.

Mặc dù nghiên cứu này chỉ được tiến hành trên số lượng bệnh nhân ít nhưng có thể trở thành tiền đề cho nhiều nghiên cứu quy mô rộng và chi tiết hơn nhằm tìm ra phương pháp tối ưu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Trích nguồn: http://consumer.healthday.com

Bình luận