Thử nghiệm lần đầu tiên diễn ra vừa qua tại Mỹ bằng cách truyền tế bào miễn dịch T cho người bệnh tiểu đường type 1 cho kết quả khả quan trong việc kích thích tế bào beta tuyến tụy sản xuất insulin. Điều này mở ra một hy vọng giúp, giúp người bệnh tiểu đường type 1 có thể không cần tiêm insulin hàng ngày.

Các nhà khoa học trường đại học California cho rằng, việc tiêm hàng tỉ tế bào miễn dịch vào cơ thể sẽ phục hồi khả năng sản xuất hormon insulin - đóng vai trò như một chìa khoác mở cửa cho các glucose đi vào trong máu. Nếu kéo dài điều trị trong một năm, có thể dẫn đến những thay đổi tích cực cho người bệnh.

Điều trị bệnh tiểu đường type 1 bằng liệu pháp miễn dịch

Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch vốn dĩ có vai trò bảo vệ cơ thể để chống lại bệnh nhiễm trùng, thì vì một lý do nào đó đi tiêu diệt các tế bào beta chuyên sản xuất insulin của tuyến tụy. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh, người bệnh phải tiêm insulin suốt đời.

Mới đây, theo một báo cáo mới nhất được đăng tải trên tờ báo y khoa nổi tiếng nước Mỹ (Science Translational Medicine) thì việc tiêm tế bào miễn dịch gọi là tế bào T (Tregs) có khả năng làm giảm tấn công hệ miễn dịch, giúp phục hồi lại chức năng của các tế bào beta tuyến tụy.

Ở cơ thể người khỏe mạnh các tế bào T sẽ được nhận diện ngăn không cho hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin. Nhưng ở người bệnh tiểu đường type 1, không đủ tế bào T nhận diện để bảo vệ tuyến tụy khiến hệ miễn dịch tấn công cơ quan này, dẫn đến không sản xuất đủ insulin.

 nhồi máu cơ tim
Truyền tế bào T miễn dịch – Hy vọng mới cho người bệnh tiểu đường type 1

Cuộc thử nghiệm tiến hành trên 14 người cho thấy cách điều trị là an toàn và có tác dụng kéo dài tới 12 tháng. Các đối tượng trong nghiên cứu có độ tuổi từ 18 - 43 và mới được chẩn đoán tiểu đường type 1. Các bác sĩ đã lấy một lượng máu ước chứa chừng 4 triệu tế bào T nhận diện. Những tế bào này được tách riêng ra khỏi các tế bào máu khác và được nhân lên trong phòng thí nghiệm. Sau đó, chúng sẽ được truyền trở lại cho người bệnh. Một phần tư số tế bào này vẫn còn trong máu sau 12 tháng và chúng có thể bảo vệ tuyến tụy để tiếp tục sản sinh insulin.

Liệu pháp này giúp người bệnh không cần thiết phải tiêm insulin hàng ngày. Nó cũng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh dẫn đến các biến chứng trên mắt, thần kinh gây ra hậu quả phải cắt cụt chi và mù lòa. Tuy nhiên, vẫn còn một bước tiến khá dài cho đến khi phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho người bệnh. Hứa hẹn rằng trong tương lai không xa, phương pháp điều trị mới này có thể được phát triển để giúp cho những người bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus. Thậm chí nó cũng có thể là giải pháp mới có lợi cho người béo phì, người bệnh tim mạch và người bệnh gặp các vấn đề về thần kinh.

Biên tập viên sức khỏe Đông tây

Trích nguồn:
https://www.sciencedaily.com
http://www.cherryradio.com.au

Bình luận