Suy tim là tình trạng cơ tim ngày càng yếu đi, làm khả năng bơm và hút máu của tim không còn mạnh mẽ nữa, máu lưu thông trong cơ thể với tốc độ chậm chạp hơn, gây nên tình trạng mệt mỏi, ho, phù, khó thở… làm giảm hoặc mất hoàn toàn sức lao động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh tim mạch.

Suy tim là tình trạng cơ tim ngày càng yếu đi, làm khả năng bơm và hút máu của tim không còn mạnh mẽ nữa, máu lưu thông trong cơ thể với tốc độ chậm chạp hơn, gây nên tình trạng mệt mỏi, ho, phù, khó thở… làm giảm hoặc mất hoàn toàn sức lao động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh tim mạch. 

Suy tim không chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị hiện nay nhằm giúp làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Suy tim có thể thoái triển, ổn định nếu điều trị nội khoa hoặc ngoại một tối ưu, một số người có thể trở lại hoạt động bình thường. Bởi thế, chẩn đoán kịp thời bệnh rất quan trọng, chẩn đoán đúng và sớm mới mong có được kết quả điều trị tốt nhất.

Để giúp nhiều người bệnh hiểu rõ hơn cách phòng ngừa sớm hội chứng suy tim, ngày 21/6/2012 Công ty Đông Tây đã tài trợ chương trình tư vấn trực tuyến "Phòng ngừa suy tim do các bệnh lý tim mạch" với sự tham gia giao lưu của PGS.TS Phạm Gia Khải – Chủ tịch hội tim mạch học VN, Chủ tịch hiệp hội tim mạch học Đông Nam Á. Buổi giao lưu đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân tham gia đặt câu hỏi.

GS.Phạm Gia Khải - Chủ tịch hội tim mạch Đông Nam Á

Sau đây là một số câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Câu hỏi: Thưa giáo sư. Thời gian gần đây tôi thường bị đau thắt ngực. Không biết có nguy hiểm không? Có phải tôi đang bị một loại bệnh gì đó về tim hay không? Tôi có nghe nói đến bệnh mạch vành có liên quan đến cơn đau thắt ngực. Xin giáo sư nói rõ về bệnh mạch vành và các triệu chứng của bệnh.

Nếu bạn bị đau thắt ngực khi gắng sức thì cẩn thận đau thắt ngực ổn định, nguyên nhân do xơ vữa động mạch vành. Nếu đau liên miên cộng thêm khi đi khám có kết luận thiếu máu cơ tim thì đó là suy mạch vành. Nhưng chúng ta biết, quả tim của chúng ta nằm trong ngực, ngoài tim thì còn có phổi, còn có xương sườn, còn có cơ và tác dụng thần kinh trung ương nữa, nên riêng đau ngực thì không chắc là bị động mạch vành. Muốn biết chính xác bệnh cần làm điện tâm đồ, điện tim, siêu âm tim, chụp x- quang tim phổi xem có vấn đề gì về phổi không.

Tôi lấy ví dụ thế này, trước đây tôi có một bệnh nhân bị đau ngực, tôi đã nghĩ là ông ấy bị động mạch vành. Nhưng muốn chụp mạch vành cho tốt để can thiệp, chúng tôi có chụp phổi cho bệnh nhân thì lại thấy rằng bệnh nhân đó bị ung thư phổi. Do đó, nếu đau ngực thì tất cả các cơ quan trong ngực đều có thể có liên quan đến nó nên chúng ta phải khám toàn diện.

Bạn không nói rõ bạn bao nhiêu tuổi, nếu 20 tuổi thì khả năng bị động mạch vành ít, còn nếu bạn 50 tuổi thì lại khác. Nhiều khi chị em thiếu ion canxi toàn phần thì cũng bị tức ngực, cũng bị co thắt cơ lại. Nên có nhiều lý do, chứ không phải chỉ có động mạch vành. Vì vậy, bạn cần đi khám để được xác định cụ thể và chính xác bệnh của mình

Câu hỏi: Được biết huyết áp có liên quan đến tim mạch, vậy người cao huyết áp hay thấp huyết áp thì có nguy cơ dẫn đến suy tim nhiều hơn, tại sao?

Huyết áp cao làm cơ tim phải thường xuyên tăng công co bóp để thắng lực cản của đại tuần hoàn, lâu dần cơ tim "mệt" và bị giảm khả năng co giãn, dẫn tới bị suy. Huyết áp thấp do một số bệnh như suy vành, viêm cơ tim, hay một số trường hợp suy tim do các nguyên nhân đã nêu làm giảm khả năng co cơ tim, còn bản thân việc huyết áp thấp không là một nguyên nhân của suy tim.

GS trả lời câu hỏi

GS trả lời câu hỏi độc giả

Câu hỏi: Tôi bị suy tim độ 2, hở van 2 lá 2/4 hở động mạch chủ nhẹ. Tôi điều trị tại bv Chợ Rẫy, 115 tại Tp.HCM bệnh ổn định nhưng vẫn không dứt mệt mỏi. 1 năm nay, tôi lén bác sỹ uống thêm TPCN Ích Tâm Khang thì thấy dễ chịu hơn, bớt khó thở. Mới đây đi khám lại bác sỹ nói bệnh của tôi tiến triển tốt nên tình trạng suy ở độ 1, mặc dù tình trạng hở van không thay đổi. Vậy có phải chức năng tim của tôi được hồi phục không?

Thứ nhất, bạn bị suy tim độ 1(thực ra thì gọi là NYHA độ 1 thì đúng hơn) tức là gắng sức vẫn được, mà gắng sức vẫn được thì lâm sàng không gọi là suy tim. Như vậy NYHA độ 1 thì coi là không suy tim, coi là không có khó thở gắng sức. Còn nếu dùng TPCN Ích Tâm Khang mà tốt lên thì bạn nên duy trì đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, không ăn mặn, không lao động nhiều. Nhìn chung trường hợp của bạn dùng TPCN Ích Tâm Khang là kết quả điều trị tốt. Vì vậy theo tôi bạn cứ tiếp tục dùng như thế mà không phải bỏ gì hết.

Câu hỏi: Tôi năm nay 62 tuổi, bị hẹp động mạch vành, thi thoảng thấy hơi đau nhói ở ngực. Hiện tôi vẫn đang điều trị thuốc của bệnh viện cấp nhưng thấy không đỡ nhiều lắm. Cách đây 3 tháng tôi có nghe người quen mách và dùng thêm TPCN Ích Tâm Khang liều 4v/ngày thì thấy đỡ nhiều, các triệu chứng đau nhói ngực gần đây không còn nữa. Vậy tôi có nên tiếp tục sử dụng TPCN Ích Tâm Khang nữa hay nên dừng lại?

Nếu bạn chụp mạch vành rồi và có triệu chứng của điện tâm đồ thì bạn đúng là bị suy mạch vành. Nếu không nặng lên, làm việc gì gắng sức mới đau ngực thì chúng ta gọi đó là đau thắt ngực ổn định mà nguyên nhân là do các mảng xơ vữa động mạch vành dầy, cứng, không nứt ra. Với trường hợp này thì có thể điều trị nội khoa, không nhất thiết phải điều trị ngoại khoa hay can thiệp. Nếu chúng ta dùng TPCN Ích Tâm Khang mà bớt triệu chứng này thì tại sao chúng ta không dùng tiếp. Bởi vì chúng ta biết rằng, bệnh tim mạch không thể tự khỏi được nên chúng ta phải dùng kéo dài. Vì vậy, nếu thuốc đó làm bạn giảm các triệu chứng này mà hợp túi tiền của bạn thì bạn có thể dùng.

Tôi thấy có nhiều phòng mạch dùng và cũng không thấy có tác dụng phụ. Tuy nhiên tôi nghĩ thuốc đó cần phải được bảo quản tốt và do chính hãng sản xuất đảm bảo. Vì chúng ta thấy rằng trong xã hội, có những sản phẩm tốt thì sẽ có sản phẩm làm nhái, nhiều khi hàng nhái còn đẹp hơn hàng thật nhưng không đảm bảo chất lượng.

Tóm lại, theo tôi nghĩ nếu bệnh nhân dùng TPCN Ích Tâm Khang có hiệu quả tốt thì tại sao chúng ta không tiếp tục dùng.

Câu hỏi: Cháu chào GS a! Cháu xin được hỏi, năm nay cháu 27 tuổi, cháu bị thấp khớp năm 7 tuổi sau đó được tiêm và uống thuốc Penicilin trong khoảng 7 năm, nhưng cháu vẫn bị hở van tim ở mức 3/4, cháu đi khám ở Bệnh viện tim mạch Hà Nội được chỉ định mổ sửa van nhưng cháu sợ chưa dám làm. Cháu vừa lập gia đình cháu muốn sinh em bé có nguy hiểm cho mẹ và con không ạ? Cháu rất băn khoăn xin GS và chương trình trả lời gúp cháu ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn!

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, hở van hai lá thường có nhịp tim đều (nhịp xoang) và suy tim muộn hơn là hẹp van hoặc hẹp hở. Mặt khác, nếu đã tiêm Penicillin đều đặn, đúng cách, bệnh thấp tim có thể không tiến triển gây hại cho các van tim, nhưng khó có trường hợp van hai lá đã hở rồi trở lại bình thường được. Nếu mổ sửa được van hai lá thành công, thì chỉ cần cho thuốc chống đông loại kháng vitamin K (v/d: Sintrom) trong thời gian 3 tháng, sau đó không phải cho thuốc chống đông máu như trong thay bằng van kim loại phải dùng thuốc kháng vitamin K suốt đời.

Thay van hai lá bằng van động mạch chủ động vật, hoặc ngoại tâm mạc động vật cũng không cần cho thuốc chống đông suốt đời. Nhưng ở người đang độ tuổi sinh đẻ, phản ứng viêm hay lắng đọng sợi tơ huyết ở van đó rất mạnh, van bị cứng lại, nguy hiểm về huyết động cho người bệnh.Trường hợp của bạn, nếu chưa có khó thở, và rất mong có con, trong thực tế, bạn có thể có thai, sinh cháu, nuôi con, và điều trị phòng thấp bằng thuốc kháng sinh nhóm bêta lactamin uống (không tiêm). Về sau này, nếu có khó thở thì xét mổ thay van.

Còn rất nhiều câu hỏi của buổi giao lưu trực tuyến, các bạn có thể đọc và nghe băng ghi âm nội dung chi tiết của buổi giao lưu trực tuyến tại đây.

Phòng Marketing - Đông Tây

Bình luận