Tôi đang mang thai tháng thứ 7. Đợt rồi kiểm tra đường sau 2 tiếng uống nước đường chỉ số đo vẫn gần 173 mg/dl. Như vậy tôi bị tiểu đường mức độ mấy ạ?

Chào bạn

Bệnh tiểu đường được phân loại thành 3 dạng chính dựa theo nguyên nhân gây bệnh:

- Tiểu đường type 1: Do tuyến tụy bị phá hủy, mất khả năng tiết insulin

- Tiểu đường type 2: Do cơ thể thiếu insulin và/hoặc đề kháng insulin

- Tiểu đường thai kỳ: do sự thay đổi hormone ở phụ nữ trong thời gian mang thai gây kháng insulin.

Trường hợp của bạn là thuộc tiểu đường thai kỳ. Do đường huyết sau khi uống đường 2 giờ 173 trên 153 mg/dl và bạn đang ở trong khoảng tuần 24 - 28 của thai kỳ.

Còn để nói về mức độ dạng nặng nhẹ thì khó có thể dựa vào chỉ số đường huyết để kết luận. Bởi còn phụ thuộc vào đáp ứng của bạn với các phương pháp điều trị. Chủ yếu tiểu đường thai kỳ sẽ được điều trị bằng việc thay đổi lối sống. Nếu thay đổi lối sống mà đường huyết không giảm thì bác sĩ sẽ cho bạn tiêm insulin hoặc dùng thuốc hạ đường huyết Metformin tạm thời.

Dưới đây là 1 số thay đổi về lối sống bạn cần làm để điều trị tiểu đường thai kỳ:

- Chế độ ăn: Ăn giảm đồ chứa nhiều đường tinh chế như bánh kẹo ngọt; ăn giảm lượng tinh bột trong bữa ăn, có thể chuyển từ gạo trắng sang gạo lứt; ăn nhiều rau xanh trái cây tươi; giảm đồ chiên rán.

- Tập thể dục: Dành khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày để đi dạo nhẹ nhàng, tập yoga cho bà bầu hoặc bơi lội.

Ngoài 2 giải pháp chính này, bạn có thể tham khảo thêm các giải pháp khác trong bài viết chi tiết sau:

https://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/dai-thao-duong/1565-tieu-duong-thai-ky-tu-van-cham-soc-toan-dien-truoc-va-sau-sinh.html

Tiểu đường thai kỳ không quá đáng sợ. Chỉ cần có 1 lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Do đó đừng quá lo lắng, thay vào đó hãy áp dụng ngay các biện pháp kể trên để bảo vệ bạn và bé một cách tối ưu.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Bình luận