Mẹ tôi mắc bệnh sỏi mật, nhưng kèm theo tiểu đường, huyết áp cao. Hiện viên sỏi có kích thước 13mm, sức khỏe mẹ tôi vẫn bình thường. Đôi lúc bà kêu mệt, ăn uống cảm thấy không ngon và lợm giọng. Xin hỏi trường hợp như mẹ tôi thì nên điều trị sỏi mật thế nào?
Chào bạn,

Khi mắc bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi mật. Ở những người mắc sỏi mật kèm theo tiểu đường, bác sĩ phải cân nhắc rất cẩn thận trong việc lựa chọn phương pháp điều trị.

Điều trị bằng thuốc tan sỏi ít có hiệu quả, thời gian kéo dài và nguy cơ gặp phải tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nên thường không được chỉ định. Điều trị ngoại khoa có thể can thiệp phẫu thuật lấy sỏi mật. Nhưng do đường huyết tăng cao kéo dài làm suy giảm hệ miễn dịch, cho nên phẫu thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp sỏi gây biến chứng nguy hiểm.

Theo những gì bạn mô tả, có thể nhận thấy viên sỏi mật chưa gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe của mẹ bạn. Vậy thì các bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nội khoa bằng cách khuyến khích mẹ bạn thay đổi chế độ ăn uống, bên cạnh hạn chế chất đường, bột, cần hạn chế chất béo, thực phẩm giàu cholesterol. Đồng thời khuyến khích tăng cường vận động thể chất, vừa giảm sự phát triển của sỏi mật, vừa làm tăng vận chuyển đường vào tế bào.

Ngoài ra, bác có thể tham khảo sử dụng 8 thảo dược Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Diệp hạ châu, Nhân trần bắc, Chỉ xác, Kim tiền thảo để hỗ trợ điều trị sỏi mật.

Chúc mẹ bạn mạnh khỏe!

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận