Các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm Andersen, chuyên nghiên cứu về lão hóa tại Viện Buck - California cho biết, việc tích tụ sắt quá nhiều trong não có liên quan đến bệnh Parkinson, cũng như các bệnh thoái hóa thần kinh khác. Bởi sắt là tác nhân làm phá cỡ cấu trúc tế bào thần kinh, gây tổn thương và rối loạn chức năng.

Quá thừa sắt trong não – nguyên nhân mới của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển, gây run, co cứng. Ở Mỹ, mỗi năm có tới 200.000 người bị Parkinson và đây vẫn là căn bệnh không thể chữa khỏi tính đến thời điểm hiện tại. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng di truyền và yếu tố môi trường đóng vai trò lớn nhất trong việc phát triển bệnh, nhưng nghiên cứu mới nhất này đã chỉ ra rằng việc dư thừa sắt trong não có thể là nguyên nhân gây bệnh Parkinson.

Lysosome là một thành phần cấu tạo nên tế bào, tham gia vào quá trình tự tiêu hóa của tế bào, (autophagy). Lysosome chứa các men giúp phân hủy những protein bị tổn thương hoặc đã già cỗi, lão hóa; sau đó xây dựng lại chúng thành các protein mới. Autophagy đóng vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề sinh lý và bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh về lão hóa, thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, Alzheimer . Khi lớn tuổi, hoạt động của lysosome bắt đầu chậm lại, làm suy yếu quá trình tái chế protein và tạo ra 1 lượng lớn các protein xấu để xây dựng nên tế bào. Khi 1 lượng lớn sắt dư thừa trong não, nó sẽ xâm nhập vào tế bào thần kinh có cấu trúc lỏng lẻo kể trên và gây hàng loạt phản ứng stress oxy hóa, làm tổn thương tế bào thần kinh.

 Quá nhiều sắt trong não có thể gây ra bệnh parkinson

Quá nhiều sắt trong não có thể gây ra bệnh parkinson

Bằng chứng cho thấy sự dư thừa sắt gây bệnh Parkinson

Tác giả của nghiên cứu Julie Andersen - nhà khoa học cao cấp tại Viện Buck cho biết: Một trong những chức năng quan trọng nhất của lysosome là lưu trữ sắt ở 1 vị trí cố định trong tế bào, để nó không thể tham gia vào các phản ứng stress oxy hóa. Nhưng khi có đột biến ở một gen nào đó, lysosome sẽ giải phóng sắt vào trong tế bào dẫn đến hàng loạt phản ứng oxy hóa và cuối cùng là sự chết đi của tế bào thần kinh.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào một bệnh hiếm gọi là hội chứng Kufor-Rakeb – là dạng đầu tiên của bệnh Parkinson khởi phát ở tuổi vị thành niên. Kufor-Rakeb được phát hiện là do đột biến gen ATP13A2. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã loại bỏ các gen này ra khỏi tế bào tiết dopamin ở não chuột và người, kết quả cho thấy sự thiếu hụt gen này khiên các lysosome không thể duy trì sự cân bằng sắt trong tế bào.

Andersen cho biết: "Điều này cho thấy sự suy yếu chức năng lysosome (theo tuổi tác) ảnh hưởng đến khả năng duy trì sự cân bằng sắt trong tế bào thần kinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh parkinson”.

Tất nhiên, sắt và lysosome có thể không phải là nguyên nhân duy nhất của bệnh Parkinson. Nhiều nghiên cứu gần đây  thừa nhận rằng Parkinson có thể gây ra bởi sự nóng lên của các tế bào khi hoạt động quá mức do rối loạn chức năng ty lạp thể (nơi chuyển hóa và tạo năng lượng cho tế bào) hoặc bởi chứng trầm cảm. Nhưng Andersen tin rằng nghiên cứu mới nhất của cô về mối liên hệ giữa sắt và Parkinson cũng quan trọng như việc tìm hiểu mối liên hệ giữa stress oxy hóa và thoái hóa thần kinh. Và đây có thể là gợi ý cho các chuyên gia y tế chỉ định xét nghiệm nồng độ sắt trong não để chẩn đoán bệnh Parkinson.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn: http://www.medicaldaily.com/parkinsons-disease-excess-iron-370884

Bình luận