Nghiên cứu THOCOC cho thấy đốt điện tim điều trị nhịp nhanh thất giúp giảm tỷ lệ tử vong, giảm tần suất nhập viện trong 3 năm, giảm liều của thuốc chống loạn nhịp tim Amiodaron.

Kết quả  nghiên cứu về điều trị nhịp nhanh thất bằng đốt điện tim

Nghiên cứu trên 249 người mắc chứng nhịp nhanh thất được chỉ định đốt điện tim và thấy rằng có 233 bệnh nhân thuộc nhóm an toàn sau đốt điện (tức là người bệnh không gặp phải tác dụng phụ nào trong quá trình đốt điện tim cũng như trong vòng 7 ngày sau khi đốt), 224 bệnh nhân có hiệu quả ổn định nhịp tim rõ rệt. Trong 224 bệnh nhân đó có 184 người hiệu quả trong 6 tháng, 176 người trong 1 năm, 161 người trong 2 năm, 141 người trong 3 năm.

Dung-cu-de-dot-dien-tim-se-duoc-dua-vao-trong-tim-do-tim-o-gay-loan-nhip-va-dot-bo

Dụng cụ để đốt điện tim sẽ được đưa vào trong tim, dò tìm ổ gây loạn nhịp và đốt bỏ

Những kết quả có lợi khác khi đốt điện tim điều trị nhịp nhanh thất

Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có 3,9% người bệnh tham gia nghiên cứu gặp phải 1 số biến chứng sau can thiệp đốt điện tim, đó là tổn thương cơ tim, block tim, tràn dịch màng tim, và có 3 trường hợp tử vong. Thời gian nằm viện trung bình là 2 ngày. Marchlinski và các đồng nghiệp đã báo cáo:

- Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân lần lượt là 13,4%, 18,8% và 25,4% sau 1, 2 và 3 năm sau khi đốt điện tim.

- Có 62% bệnh nhân không bị tái phát nhịp nhanh thất trong 6 tháng đầu đốt điện tim.

- Tỷ lệ ổn định nhịp tim ở người nhịp nhanh thất trong 1 năm, 2 năm và 3 năm lần lượt là 22,7%, 29,8% và 24,1%.

- Việc sử dụng thuốc chống loạn nhịp Amiodaron cũng giảm từ 55 và 77,2% trước khi đốt xuống còn 23,3% và 30,7% sau 1 năm; 18,5% và 36,7% sau 2 năm, và 17,7% và 31,3% sau 3 năm.

Việc giảm liều thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và giảm số lần nhập viện trong thời gian dài cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể và, được phản ánh thông qua sự hài lòng của chính người bệnh và chi phí điều trị cũng giảm bớt.

Đốt điện tim là phương pháp khá phổ biến để điều trị rối loạn nhịp tim nói chung và nhịp nhanh thất nói riêng, dù còn có tồn tại 1 số biến chứng nhất định trong và sau quá trình đốt điện nhưng lợi ích mà can thiệp này đem lại cho người bệnh cũng không hề nhỏ. vì thế bạn có thể đặt niềm tin khi được bác sỹ chỉ định đốt điện tim điều trị nhịp nhanh thất.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn: https://www.healio.com/cardiology/arrhythmia-disorders/news/online/%7b87073c28-b57f-4182-898a-48648b54e80b%7d/radiofrequency-catheter-ablation-improves-long-term-outcomes-in-patients-with-ventricular-tachycardia

 

Bình luận