Nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí Neurology công bố: Những người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson cao gấp ba lần so với những người bình thường. Và từ 15 đến 25 năm sau, khoảng 50% trong số những người trầm cảm này có khả năng bị bệnh Parkinson.

Giáo sư Peter Nordstrom, - Trưởng khoa Y học cộng đồng và phục hồi chức năng tại Đại học Umea, Thụy Điển cũng cho biết: “Có nhiều bằng chứng chứng tỏ trầm cảm ở giai đoạn cuối thường được chẩn đoán là bệnh Parkinson”.

Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh parkinson đã cảnh báo rằng, nghiên cứu này không chứng minh mối quan hệ nhân - quả giữa trầm cảm và Parkinson. Họ lưu ý thêm những rủi ro có thể phát triển bệnh parkinson và tình trạng trầm cảm.

 Nguoi-bi-tram-cam-co-nguy-co-cao-phat-trien-benh-Parkinson

Người bị trầm cảm có nguy cơ cao phát triển bệnh Parkinson

Bằng chứng về mối liên quan giữa trầm cảm và nguy cơ phát triển parkinson

Theo Viện sức khỏe tâm thần Mỹ, trầm cảm ảnh hưởng lớn tới gần 7% người trưởng thành tại Mỹ mỗi năm. Rối loạn tâm trạng có thể gây ra các triệu chứng như buồn bã kéo dài, sự lãnh cảm, tự kỷ, thay đổi khẩu vị, khó ngủ, khó chịu...

Theo quỹ Parkinson Quốc gia, có khoảng 1 triệu người Hoa Kỳ bị bệnh Parkinson. Mỗi năm lại có thêm khoảng 50.000 đến 60.000 trường hợp mới được chẩn đoán mắc chứng rối loạn thoái hóa thần kinh. Các triệu chứng của bệnh bao gồm run, rối loạn vận động, cứng cơ và mất thăng bằng.

Trong nghiên cứu của Nordstrom và cộng sự đã tiến hành theo dõi hơn 500.000 người Thụy Điển trên 50 tuổi trong vòng trung bình 7 năm, người lâu nhất là 26 năm thì khoảng 140.000 người có tiền sử trầm cảm và 421.000 người không gặp phải tình trạng này.

Kết quả cho thấy 1,1% số người trầm cảm đều phát triển thành Parkinson. Chỉ có 0,4% những người không có tiền sử trầm cảm sau này phát triển bệnh Parkinson. Tuy nhiên,  những rủi ro tổng thể của việc phát triển bệnh Parkinson sau khi mắc chứng trầm cảm vẫn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, vì vậy những người có tiền sử rối loạn tâm trạng hoặc những người trẻ tuổi mới được chẩn đoán trầm cảm không nên quá lo lắng. Bởi nguy cơ mắc bệnh Parkinson của họ thấp hơn nhiều so với những tai nạn bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.

Những nghiên cứu khác về trầm cảm và bệnh parkinson

Các nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng những người bị trầm cảm nghiêm trọng, đặc biệt tới mức phải nhập viện sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Những người phải nhập viện trên 5 lần do trầm cảm sẽ tăng khả năng được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson 40% so với những người nhập viện chỉ một lần. Ngoài ra, những người nhập viện vì trầm cảm, khả năng phát triển bệnh parkinson so với những người điều trị trầm cảm ngoại trú hơn 3,5 lần.

Tiến sỹ Michel Okun – giám đốc y tế của quỹ Parkinson Quốc gia cho biết phát hiện này hoàn toàn phù hợp với các bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa trầm cảm và bệnh Parkinson. Ông không cho rằng trầm cảm gây ra Parkinson mà quá trình phát triển bệnh lý Parkinson sẽ tác động đến nhiều mạch máu trong não và gây ra chứng trầm cảm trước khi có các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson. Nhưng không có nghĩa rằng bạn bị trầm cảm có nghĩa là bạn sẽ bị bệnh Parkinson.

Tiến sỹ Eugene Lai, trưởng ban nghiên cứu và điều trị bệnh Parkinson tại viện Thần kinh, bệnh viện Methodist, thành phố Houston cho biết: Nhiều người bệnh Parkinson chia sẻ với ông rằng cùng với việc bị trầm cảm thì họ cũng gặp phải một số biểu hiện như mất khả năng nhận biết mùi vị, rối loạn giấc ngủ và táo bón. Trong tương lai, có thể các nhà khoa học sẽ nghiên cứu phát hiện mối liên quan giữa các biểu hiện trên với bệnh trầm cảm, hy vọng sẽ có thêm những dấu hiệu mới giúp thể dự đoán bệnh Parkinson sớm.

Biên tập viên sức khỏe
Trích nguồn: http://consumer.healthday.com

 

Bình luận