Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp F0, F1 tăng thêm cơ hội chiến thắng bệnh tật. Ăn uống đúng cách sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

F0, F1 cách ly tại nhà cần có một chế độ ăn khoa học

F0, F1 cách ly tại nhà cần có một chế độ ăn khoa học

Theo các chuyên gia, những người bị thiếu dinh dưỡng sẽ bị suy giảm tế bào miễn dịch (CD4 và CD8). Điều này tạo điều kiện cho virus SARS-CoV-2 tấn công và làm tổn thương cơ thể nặng hơn. Vì vậy muốn phòng ngừa và chiến thắng COVID-19, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều không thể thiếu. 

Bạn hãy áp dụng ngay chế độ ăn giúp cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng theo khuyến cáo của Bộ Y Tế trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc ăn uống giúp F0, F1 tăng đề kháng

Để giúp F0, F1 tăng sức chống chịu trước virus Sars-Cov-2, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

  • Ưu tiên đồ ăn dạng mềm, lỏng và nhạt: Thức ăn được chế biến dạng mềm như cháo, súp, bún… sẽ giúp F0 dễ ăn và dễ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 3 bữa chính, bạn có thể chia thành 5 - 6 bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp F0 khắc phục tình trạng chán ăn và đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.
  • Uống nhiều nước ấm: Rất nhiều F0 bị sốt và đau họng. Việc uống nước ấm sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng này. Với F1, uống nước ấm cũng giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Hạn chế: Đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, mì ăn liền… Vì đây là những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và muối không tốt cho F0, F1.
  • Ăn đủ, ăn đa dạng: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất giúp người bệnh Covid -19 tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe.

F0, F1 nên chọn các món ăn mềm lỏng, dễ tiêu như cháo, súp

F0, F1 nên chọn các món ăn mềm lỏng, dễ tiêu như cháo, súp

Thực phẩm giúp tăng cường đề kháng cho F0, F1

Sau đây là 9 nhóm chất mà người bệnh và người phòng bệnh cần bổ sung đủ theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế:

Các loại chất dinh dưỡng

Tác dụng

Nguồn cung cấp

Chất đạm (Protein)

Thành phần chính cấu tạo nên tế bào miễn dịch và kháng thể.

Bổ sung kết hợp từ 2 nguồn:

- Đạm động vật (cá, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa…).

- Đạm thực vật (các loại đỗ, đậu…).

Vitamin A và Beta - carotene

Bảo vệ và tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc ở đường hô hấp và tiêu hóa.

Lòng đỏ trứng, gan động vật, đu đủ, cà rốt, khoai lang, cam, xoài, bông cải, ổi...

Vitamin C

Chống lại các chất gây oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Các loại trái cây và rau tươi: ổi, kiwi, cam, đu đủ, xoài, táo, súp lơ, rau ngót, rau chân vịt...

Vitamin D

Tăng cường hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tuần hoàn, thần kinh và tiêu hóa.

- Bệnh nhân có thể tắm nắng 15 - 30 phút mỗi ngày.

- Bổ sung gan cá, lòng đỏ trứng, cá và các loại sữa, ngũ cốc...

Vitamin E

Tăng cường các cơ quan miễn dịch.

Hạt hướng dương, các thực phẩm từ đậu nành, lúa mì, rau mầm, giá đỗ...

Sắt và kẽm

Giúp hệ thống miễn dịch hoạt động ổn định.

Chứa nhiều trong các loại thịt gia cầm và hải sản có vỏ như sò, hàu, cua…

Gan động vật, thịt nạc là nguồn chứa nhiều sắt.

Omega 3

Chống viêm, tăng cường miễn dịch.

Có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mòi, dầu cá và dầu gan cá...

Flavonoid

Tăng cường chống oxy hóa và nâng cao miễn dịch cơ thể.

Chứa nhiều trong rau gia vị như tía tô, súp lơ, húng, cải xanh, tỏi, gừng, nghệ...

Probiotic (Vi sinh vật có lợi)

Hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Phô mai, sữa chua, đậu tương lên men như natto, miso...


Một số lưu ý khác F0 cần nhớ

Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm, bạn hãy lưu ý những điều sau đây khi chọn thực phẩm trong mùa dịch:

Thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng: không sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc vì chúng có thể được nuôi trồng gần khu vực chứa chất thải và virus. Hãy xịt khuẩn bao bì đựng thực phẩm trước khi mang vào căn bếp của bạn.

Lập danh sách thực phẩm cần mua: hãy tính toán và dự trù số lượng thực phẩm gia đình bạn sử dụng trong 1, 2 tuần. Hạn chế việc ra ngoài mua thực phẩm nhiều lần để tránh nguy cơ lây chéo. Tuy nhiên, không nên mua tích trữ quá nhiều đồ ăn dẫn đến hư hỏng vì sử dụng không kịp và thực phẩm không còn tươi mới.

Hãy sử dụng cồn để khử khuẩn nhà bếp sau mỗi lần nấu ăn

Hãy sử dụng cồn để khử khuẩn nhà bếp sau mỗi lần nấu ăn

Vệ sinh khi sơ chế và nấu ăn: Khi sơ chế và nấu đồ ăn thì bạn cần chú ý rửa sạch tay bằng xà phòng, đặc biệt là với đồ sống. Nếu chế biến thức ăn cho F0, F1 cách ly tại nhà thì nên sử dụng trang phục bảo hộ, vệ sinh cẩn thận dụng cụ nấu ăn và bát đũa.

Có chế độ ăn tốt là cách giúp người bệnh COVID-19 chữa bệnh không cần thuốc. Nếu F0, F1 thuộc các trường hợp như người mắc bệnh mãn tính, trẻ em thì vấn đề bổ sung dinh dưỡng cần đặc biệt lưu ý. Đảm bảo thể trạng và cải thiện hệ thống miễn dịch là cách tốt nhất để vượt qua dịch bệnh COVID-19.   

Link tham khảo: viendinhduong, narayanahealth.

Bình luận